Tin Công Nghệ
CEO Telegram bị bắt – Hàng tỷ coin hệ Telegram bốc hơi
Việc CEO Telegram bị bắt và hàng tỷ coin “bốc hơi” chắc chắn sẽ gây ra những biến động lớn trên thị trường tiền điện tử. Liệu Telegram có thể vượt qua cơn bão này và tiếp tục phát triển?
Mục lục
Ứng dụng Telegram là gì?
Telegram là một ứng dụng nhắn tin tức thời đa nền tảng, miễn phí, được biết đến với tốc độ cao, bảo mật tốt và nhiều tính năng hữu ích. Nó cho phép người dùng gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video, tài liệu, tạo nhóm chat, kênh, và thậm chí cả cuộc gọi thoại và video.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay sử dụng Telegram, trong đó có Việt Nam. Ứng dụng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích trao đổi công việc. Rất nhiều lý do để nhiều người tin tưởng lựa chọn ứng dụng này như:
- Dễ sử dụng: Telegram có giao diện thân thiện với người dùng, vì thế ai cũng có thể sử dụng được dù là lần đầu tiên tiếp xúc với ứng dụng này.
- Miễn phí: Miễn phí là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của ứng dụng này. Bạn Bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng của Telegram mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
- Bảo mật cao: Đảm bảo cho các thông tin các nhân và cuộc trò chuyện của người dùng được bảo vệ an toàn.
Ra mắt vào năm 2013, cho đến nay Telegram là một trong những ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất thế giới với gần một tỷ người dùng chỉ đứng sau Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube.
Có thể bạn quan têm đến server dell r750xs giá rẻ tại Khoserver
CEO Telegram làm gì với ứng dụng này để bị bắt?
Vừa mới hôm qua cộng đồng người dùng Telegram trên toàn thế giới vừa đón nhận một thông tin hơi “sốc” đó là CEO tỷ phú, ông Pavel Valeryevich Durov, người sáng lập ra Telegram đã bị bắt tại sân bay Pháp. Lý do CEO của Telegram bị bắt là vì dính đến cáo buộc rằng ứng dụng này không có đủ nhân lực để kiểm duyệt nội dung trên nền tảng, đặc biệt là các nội dung vi phạm pháp luật.
Việc không có đủ nhân lực để kiểm soát nội dung chính là chỗ hở để tiếp tay cho những kẻ cực đoan. Ví dụ, chúng theo dõi hành vi của người dùng, sau một thời gian biết được người dùng quan tâm những tin tức liên quan đến Donald Trump, chúng sẽ liên kết bài tin tức với tựa đề về Donald Trump đến những bài viết khác với nội dung hung hăng, bạo lực hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng biện pháp mã hóa đầu cuối ở ứng dụng này cũng gây nhiều tranh cãi. Đối với các nền tảng như X, TikTok hoặc Facebook thì nội dung của chúng được phân phối đến người dùng cuối nhưng với Telegram thì không.
Giáo sư Alan Woodward, chuyên gia bảo mật tại đại học Surrey (Anh) cho biết “biện pháp mã hóa đầu cuối này hoạt động như thế nào thì không ai biết rõ, vì thế nó không được an toàn như người dùng vẫn nghĩ”.
Coin hệ Telegram bốc hơi khi CEO ứng dụng này bị bắt
Vào tối 24/8, CEO của Telegram, Pavel Durov, đã bị bắt giữ tại sân bay Paris. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiền số. Cụ thể, các dự án tiền điện tử thuộc hệ sinh thái Telegram đã chứng kiến sự sụt giảm giá mạnh trong cùng ngày, trong khi ứng dụng nhắn tin này vẫn hoạt động ổn định.
Thị trường tiền điện tử đã chứng kiến một đợt bán tháo mạnh đối với đồng Toncoin (TON) sau khi thông tin về việc CEO Pavel Durov bị bắt được công bố. Giá TON đã giảm hơn 16% trong vòng 2 giờ, khiến vốn hóa thị trường của dự án này bốc hơi hàng tỷ USD và giảm xuống dưới mức 13 tỷ USD.
Sự kiện này cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa giá của một đồng tiền điện tử và các yếu tố tin tức, đặc biệt là những tin tức liên quan đến đội ngũ phát triển dự án.
Không chỉ Toncoin, mà các dự án đồng hành trong hệ sinh thái này cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh giá trị, khiến nhà đầu tư mất đi hàng trăm triệu USD. Ngược lại, các đồng tiền số lớn như Bitcoin, Ethereum và BNB vẫn giữ vững giá trị trong cùng giai đoạn này.
Không nên bỏ lỡ server hpe dl20 Gen10 plus thanh lý
Phản ứng của Telegram sau khi CEO bị bắt
Đứng trước nhiều cáo buộc trên, sau khi CEO của Telegram bị bắt, Telegram cho biết “Việc cáo buộc ông Pavel Durov là vô căn cứ. Với lịch trình đi lại công khai ở châu Âu, rõ ràng ông ấy không có ý định trốn tránh trách nhiệm. Việc đổ lỗi cho một nền tảng hoặc chủ sở hữu về hành vi của người dùng là điều phi lý, giống như việc đổ lỗi cho nhà sản xuất xe hơi về những vụ tai nạn giao thông”.
Chưa dừng lại, Telegram còn lập luận thêm rằng ứng dụng này của họ đang được sử dụng để liên lạc và trao đổi các thông tin quan trọng bởi gần một tỷ người trên toàn cầu. Telegram cho biết việc một số cá nhân lợi dụng nền tảng để thực hiện hành vi trái pháp luật và các cá nhân thực hiện hành vi đó mới là những người phải chịu trách nhiệm chứ không phải là lỗi của CEO công ty.
Mặc dù đối mặt với những cáo buộc, Telegram vẫn khẳng định rằng các chính sách kiểm duyệt nội dung của họ hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn chung của các nền tảng tương tự. Công ty cũng nhấn mạnh rằng họ luôn tuân thủ pháp luật của Liên minh châu Âu.
Lời kết
Vụ việc CEO Telegram bị bắt và hàng tỷ coin “bốc hơi” đã để lại nhiều ẩn số và đặt ra những bài học đắt giá cho cả nhà đầu tư và người dùng. Liệu đây có phải là hồi chuông cảnh tỉnh về rủi ro của thị trường tiền điện tử? Câu trả lời sẽ còn phải chờ thời gian để trả lời.
Xem thêm: Cisco – Pháo đài tiếp theo nổ súng thực hiện công cuộc sa thải
Có thể bạn quan tâm