Tin Công Nghệ
Đừng tin những kết quả tìm kiếm “đầu tiên” trên Google?
Mặc dù Google được xem là “ông vua” của các công cụ tìm kiếm, nhưng liệu những kết quả hiển thị ở vị trí đầu tiên luôn là chính xác và khách quan nhất? Cùng khám phá câu trả lời qua bài viết này!
Mục lục
Google – Động từ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới
Nhắc đến Google, hầu hết chúng ta không còn nghĩ đây là một công cụ để tìm kiếm thông tin như chức năng hiện hành của nó nữa. Thêm vào đó, bây giờ đối với người dùng, Google tương đương với động từ “tìm kiếm”. Có nghĩa là, khi muốn biết về một thông tin hay kiến thức nào đó, trong đầu chúng ta sẽ xuất hiện cụm từ “Google” thay vì “tìm kiếm”.
Kể cả ai đó là một người ít dùng công nghệ nhất đi chăng nữa thì chắc chắn họ vẫn đã từng biết qua công cụ tìm kiếm mang tầm thế giới này. Tuy nhiên vạn vật trong vũ trụ điều có hai mặt của nó, công cụ tìm kiếm Google cũng không ngoại lệ. Đi đôi với lợi ích là nhiều câu hỏi xoay quanh như cách ông hoàng công nghệ tác động đến hành vi tìm kiếm của người dùng.
Khoserver thanh lý máy chủ HPE DL20 Gen10 Plus
Google ảnh hưởng đến quan điểm về thông tin của người dùng?
HackerNoon – một nền tảng trực tuyến tập trung vào việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các câu chuyện liên quan đến công nghệ. Trang web này đã có nói về một trong những cách mà công cụ Google định hình cách tìm kiếm thông tin của người dùng. “Neo” hay còn gọi là anchoring effect chính là hiệu ứng mà Google hiện tại đang ảnh hưởng đến người dùng.
Cụ thể, hiệu ứng này là một hiện tượng tâm lý mô tả xu hướng của con người khi đưa ra quyết định thường bị ảnh hưởng quá mức bởi thông tin “đầu tiên” mà họ tiếp nhận. Thông tin này, giống như một chiếc neo, sẽ “neo giữ” suy nghĩ của chúng ta, khiến chúng ta so sánh và đánh giá các thông tin tiếp theo dựa trên “mỏ neo” ban đầu đó.
Nếu bất kì ai đã bị hiệu ứng này ảnh hưởng, chắc chắn khi tìm bất kỳ thông tin nào trên thanh công cụ, sau khi bấm enter, họ sẽ có xu hướng nhấn vào 3 kết quả đầu tiên. Thậm chí có nhiều người chỉ chọn liên kết đầu tiên và không thèm ngó ngàng đến những liên kết sau.
Kết quả nghiên cứu của Sistrix cho thấy, top 2 kết quả tìm kiếm xuất hiện đầu tiên trên Google như một “ngôi vương” với gần 30% lượt truy cập. Các kết quả tìm kiếm con lại (ở trang đầu) với số lượt nhấp dưới 10%. Điều này cho thấy, người dùng rất tin tưởng vào các thứ hạng đầu tiên và không muốn xem xét đến nội dung của các liên kết ở dưới.
Không thể bỏ qua máy chủ Dell R740xd cũ giá rẻ
Kết quả đầu tiên hiển thị trên Google có đáng tin? Vì sao?
Phần 3 này có hai nội dung cần làm rõ, cùng Khoserver giải đáp từng câu câu hỏi một cách chi tiết nhất qua nội dung được cung cấp dưới đây.
Không phải mọi kết quả hiển thị đầu tiên điều đáng tin cậy?
Như đã nói ở phần nội dung số 2, người dùng có thường tin tưởng vào các liên kết đầu tiên ở trang thứ nhất của Google hơn và sẽ truy cập vào liên kết đó nhiều hơn.
Lý do có xu hướng như vậy là họ nghĩ rằng, để có thể xuất hiện ở các vị trí cao trên trang tìm kiếm thì những trang web đó cung cấp thông tin chính xác, sản phẩm chất lượng hoặc dịch vụ đáng tin cậy,… và được Google đánh giá cao. Và tất nhiên, Google – ông hoàng công cụ tìm kiếm và cung cấp thông tin uy tín thế giới, chúng ta chắc chắn tin tưởng vào anh ấy rồi đúng không nào.
Tuy nhiên, điều mà Khoserver sắp nói đây có thể sẽ khiến các bạn hụt hẫng và có phần khó tin vào sự thật. Google đúng là một nơi cung cấp thông tin đa dạng, nhưng KHÔNG PHẢI mọi kết quả xuất hiện ở vị trí cao điều chính xác và đáng tin cậy như chúng ta đã nghĩ từ trước đến giờ. Lưu ý, ý này muốn nói là “một số” chứ không quy chụp “tất cả” nhé.
Vì sao lại như vậy?
Câu hỏi đặt ra là vì sao không phải hầu hết các liên kết xuất hiện đầu tiên điều chính xác 100% về mặt thông tin kiến thức hay những yếu tố khác? Câu trả lời chính là, để đánh giá về một trang web, các bài viết hay dịch vụ, sản phẩm của trang web đó có tốt không, Google sẽ dựa trên một số yếu tố nhất định. Đây còn được người dùng thường gọi là thuật toán Google.
Nắm bắt được những yêu cầu này của Google, nhiều website tận dụng các kỹ thuật để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và từ đó nâng cao thứ hạng của mình. Rất nhiều bài viết của các website thậm chí còn không có “người thật” viết mà họ tạo ra những nội dung đó bằng AI như dùng ChatGPT.
Nhược điểm của Google chính là không thể kiểm tra tường tận sự độc nhất hay sự chính xác của nội dung mà chỉ đánh giá và xếp hạng vị trí của các bài viết qua các yếu tố như cấu trúc website hoặc từ khóa kết (backlink, internal link, external link,…).
Ngoài ra còn một yếu tố nữa tác động đến việc trả kết quả của Google chính là tính năng cá nhân hóa thông tin tìm kiếm của công cụ này. Cụ thể, nếu bạn tìm kiếm một thông tin nào đó nhiều lần, Google sẽ ghi nhớ và ở những lần sau, sau khi bạn tiếp tục tìm kiếm thông tin đó một lần nữa, Google không chỉ cho ra những kết quả mà bạn cần mà còn bổ sung thêm nhiều liên kết tương tự hoặc có liên quan đến thứ bạn muốn tìm kiếm.
Tính năng này được ví như con dao hai lưỡi, bén ngót có thể khiến bạn đứt tay bất cứ lúc nào. Việc Google cung cấp kết quả tìm kiếm theo sở thích cá nhân của người dùng và bổ sung thêm nhiều thông tin liên quan tạo ra hai mặt. Mặt tốt, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, ngược lại có thể khiến họ chỉ nhìn thấy những nội dung “chiều” theo nhu cầu của mình mà không xem xét các ý kiến khác.
Ngay cả khi bạn bật chế độ ẩn danh để tìm kiếm thì tính năng cá nhân hóa vẫn được áp dụng. Bởi tính năng này không thể khiến Google loại bỏ được khả năng thu thập hành vi người dùng. Nếu cứ tiếp tục, chúng ta chỉ sẽ quanh quẩn trong một vòng lặp kiến thức của chính mình, trong một góc nhìn hẹp và rời ra nguồn thông tin đa chiều lúc nào không hay.
>>>Linh kiện máy chủ thanh lý bán chạy nhất bạn không nên bỏ lỡ
Linh kiện rail kit V cũ
Vì sao mọi người điều muốn bài viết của họ xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm?
Bởi vì đây chính là cánh cổng giúp website tiếp cận với người dùng trong thời gian nhanh nhất. Đây cũng chính là để khách hàng nhận diện thương hiệu của một hãng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Các chủ website không ngần ngại bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư quảng cáo cho hệ sản phẩm, dịch vụ mà họ đang kinh doanh trên hệ thống website của mình. Mục đích chỉ để được xuất hiện ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm. Bởi nếu thành công, so sẽ có được một lượng khách hàng lớn, mang lại lợi nhuận không hề nhỏ.
Lời kết
Như vậy, việc chỉ tin vào những kết quả tìm kiếm đầu tiên trên Google là một sai lầm phổ biến. Để có được những thông tin chính xác và khách quan nhất, chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm, so sánh và đánh giá nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hãy nhớ rằng, Google chỉ là một công cụ hỗ trợ, và chúng ta cần phải biết cách sử dụng nó một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm