Tin Công Nghệ
Microsoft – Anh hùng giải cứu người dùng Windows
Ai bảo chỉ có siêu anh hùng mới cứu thế giới? Microsoft vừa hóa thân thành “anh hùng công nghệ” khi kịp thời giải cứu hàng triệu người dùng Windows khỏi cơn ác mộng “màn hình xanh chết chóc” do một phần mềm bảo mật gây ra!
Mục lục
Người dùng Windows bị ảnh hưởng bởi sự cố màn hình xanh CrowdStrike
Khoserver có một bài viết về sự kiện CrowdStrike, nói về sự cố màn hình xanh chết chóc xuất phát từ việc cập nhật phần mềm mới nhất và công ty chủ quan đã không có sự kiểm tra cẩn thận đối với phiên bản này vào ngày 19/07/2024.
Sự cố này gây ra rất nhiều sự gián đoạn cho người dùng trên thế giới, ảnh hưởng đến rất nhiều ngành như hàng không, dịch vụ y tế, bán lẻ,… .Trong đó, không thể không kể đến người dùng Windows khi ước tính có đến 8.5 triệu thiết bị chịu ảnh hưởng từ báo cáo của Microsoft.
Ngay khi sự cố xảy ra thì toàn bộ kỹ sư của Microsoft đã nhanh chóng ra thông báo khẩn cấp đến người dùng của họ. Nhận thấy sự cố đã đạt đến mức độ báo động, Microsoft đã ngay lập tức ban bố cảnh báo “sev0”, mức độ khẩn cấp cao nhất, để ứng phó với tình hình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
>>>Máy chủ Dell 15G chính hãng giá tốt tại Khoserver
Server Dell R750xs – hàng mới giá thanh lý tốt nhất
Cập nhật tình hình hiện tại – Microsoft giải quyết vấn đề
Sự cố phần mềm của CrowdStrike đã ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng Windows trên toàn cầu, gây ra tình trạng “màn hình xanh chết chóc” trên quy mô lớn, buộc Microsoft phải tìm giải pháp khắc phục.
Mặc dù nguyên nhân ban đầu không phải lỗi do MicroSoft gây ra, tuy nhiên, sự cố này khiến nhiều phần mềm của họ như Microsoft 365 như Teams hay OneDrive trên toàn cầu bị ngừng hoạt động. Điều này tác động mạnh mẽ đến uy tín của Microsoft, buộc hãng phải tham gia khắc phục hậu quả để duy trì lòng tin của khách hàng, đặc biệt là các tổ chức lớn đang sử dụng dịch vụ của Microsoft.
Để khắc phục hậu quả của sự cố, Microsoft đã phải phối hợp chặt chẽ với các kỹ sư của CrowdStrike, thậm chí là các đối thủ cạnh tranh như Amazon và Google, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống cho khách hàng.
Bằng tất cả sự nỗ lực, làm việc không ngừng nghỉ ngày đêm, cuối cùng sau gần 10 ngày sau khi sự cố lịch sự này xảy ra, CEO của CrowdStrike – ông George Kurtz cho hay trên trang mạng LinkedIn “hiện đã có hơn 97% công cụ bảo vệ máy tính cảm biến Falcon ở các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows đã hoạt động ổn định trở lại”.
Tin đồn cho rằng sự cố màn hình xanh lần này là do tấn công mạng?
Trên thông báo của mình, người đứng đầu CrowdStrike gửi lời xin lỗi sâu sắc đến những người vẫn còn chịu thiệt hại của sự cố do bất cẩn đến từ công ty, cũng như cảm ơn đến sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ để khắc phục sự cố của toàn thể nhân viên đến từ các công ty chịu ảnh hưởng. Ông còn nói thêm, cam kết sẽ không dừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục hoàn toàn.
Nhiều tin đồn cho rằng đây là do tin tặc tấn công. Ông Kurt – một trong những người đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của CrowdStrike cho biết “đây không phải là hậu quả của tấn công mạng hay sự cố bảo mật. Nó đã được chúng tôi xác định và sẽ sớm được khắc phục”. Thông báo trên được ông đăng trên trang mạng xã hội X nhằm bác bỏ thông tin gây hoang mang dư luận này.
Linh kiện CPU thanh lý luôn được stock liên tục tại Khoserver
Dù đến hiện tại, sự cố xảy ra chưa đến 10 ngày và đã được khắc phục đến 97%, tuy nhiên, thiệt hại mà nó gây ra là không hề nhỏ. Ước tính thiệt hại khoảng 5.4 tỷ USD, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ.
Lời kết
Thật trớ trêu khi chính Falcon, công cụ được thiết kế để bảo vệ máy tính lại trở thành nguyên nhân gây ra sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu thiết bị trên toàn cầu vào ngày 19/7.
Sự cố này đã cho thấy rằng, sự phụ thuộc của chúng ta vào một hệ thống an ninh duy nhất cũng như không một hệ thống nào là hoàn toàn an toàn, kể cả khi được bảo vệ bởi các phần mềm bảo mật hàng đầu như Falcon.
Rail kit V giá rẻ đa năng giá rẻ
Có thể bạn quan tâm