0867.119.339

Icon Icon Icon
AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

Tin Công Nghệ

AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

59 03/12/2024

Ai có thể ngờ rằng, AMD – một công ty từng đứng bên bờ vực phá sản lại có thể trở thành một thế lực đáng gờm trong ngành công nghiệp bán dẫn, thách thức vị trí thống trị lâu đời của Intel!

Thời kỳ tăm tối của AMD

AMD có lẽ là cái tên quá đỗi quen thuộc với người dùng công nghệ chip. Ngoài sản phẩm chip có hiệu năng đa luồng mạnh mẽ, công ty này mỗi khi được nhắc đến còn được biết đến là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đáng gờm của Intel. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và thống trị thị trường ngành bán dẫn có sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt này, AMD mất biết bao thời gian và công sức, lội ngược dòng từ đáy vực lên đỉnh vực. Đây được cho là thời kỳ vô cùng tăm tối.

AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

Nếu so sánh thị trường vi xử lý một thập kỷ trước với một cuộc đua xe, thì Intel lúc đó như một chiếc xe đua F1 luôn dẫn đầu, trong khi AMD chỉ là một chiếc xe thể thao đang cố gắng bám đuổi. Mặc dù từng có thời điểm rút ngắn khoảng cách với một cú vượt ngoạn mục nhờ Athlon 64, AMD cuối cùng vẫn bị đối thủ bỏ lại phía sau và trở thành lựa chọn kinh tế hơn cho những ai không đủ điều kiện hoặc không muốn đầu tư vào sản phẩm cao cấp của ông lớn Intel.  

Linh kiện CPU máy chủ thanh lý giá rẻ

AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

Cũng trong năm 2014 đó, AMD giới thiệu CPU dùng kiến trúc Piledriver cho máy tính. Kiến trúc này kế thừa từ kiến trúc Bulldozer (2011). Đến tận thời điểm hiện tại, khi nhắc đến chip Piledriver, điều duy nhất kiến người ta nhớ đến nó chính là hiệu suất kém và khả năng làm tiêu tốn điện năng của máy tính người dùng. 

Trong khi đó, chip Sandy và Ivy Bridge của Intel thì đối lập hoàn toàn. Cả hai đều được đánh giá cao về hiệu năng và hiệu quả năng lượng, góp phần định hình nên thị trường vi xử lý x86.

AMD vực dậy nhờ kiến trúc vi mô Zen

Có thể ví AMD lúc đó như một con tàu lớn đang chìm dần. Lisa Su, với vai trò của một thuyền trưởng tài ba, đã lên nắm quyền và đưa ra những quyết định táo bạo để cứu con tàu khỏi cơn bão. Một trong những quyết định quan trọng nhất là việc đại tu hệ thống “động cơ” của con tàu, tức là kiến trúc lõi, nhằm giúp con tàu tăng tốc và vượt qua đối thủ.

AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

Trong cuộc đua giành ngôi vương vi xử lý, AMD từng hy vọng Bulldozer sẽ là vũ khí bí mật để đánh bại Intel. Nhưng thực tế lại phũ phàng khi con chip này không thể sánh bằng đối thủ về hiệu suất đơn luồng, một yếu tố quan trọng mà phần lớn phần mềm thời đó đều dựa vào. Piledriver, phiên bản kế nhiệm, cũng không thể cải thiện tình hình đáng kể.

Kiến trúc Zen, đứa con tinh thần của bà Su, đã trở thành yếu tố then chốt trong sự hồi sinh của AMD. Ra mắt vào năm 2017, Zen nhanh chóng khẳng định vị thế là một trong những kiến trúc vi xử lý tiên tiến nhất trên thị trường. Với hiệu năng vượt trội và khả năng cạnh tranh cao, Zen đã đưa AMD trở lại cuộc đua chip PC và trở thành nền tảng cho mọi sản phẩm vi xử lý của công ty từ đó đến nay.

AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

Tiếp nối thành công của kiến trúc Zen, AMD đã không ngừng nâng cấp sản phẩm của mình. Năm 2018, Zen+ ra đời với quy trình sản xuất được cải tiến, mang đến hiệu năng tốt hơn cho dòng Ryzen 2000. Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự đến khi AMD ra mắt Zen 2 và dòng Ryzen 3000. Với hiệu năng vượt trội và giá cả cạnh tranh, AMD đã không chỉ chinh phục thị trường máy tính để bàn mà còn giành được vị trí dẫn đầu trong phân khúc máy chủ, gây ra một cú sốc lớn cho Intel.

Dịch vụ thuê server Dell cũ giá rẻ

AMD thừa thắng xông lên với kiến trúc Zen

Từ năm 2020 đến nay, AMD đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Với kiến trúc Zen 3, AMD đã không chỉ bắt kịp mà còn vượt qua Intel về hiệu năng, đặc biệt là trong phân khúc máy tính để bàn và máy tính xách tay. Sự thành công của Zen 3 đã mở đường cho AMD tiếp tục phát triển các sản phẩm cao cấp như Epyc Milan và Ryzen Mobile 5000. 

AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

Việc chuyển sang tiến trình 5nm với Zen 4 và Ryzen 7000 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc nâng cao hiệu năng và hiệu quả năng lượng. Đặc biệt, việc mua lại Xilinx đã giúp AMD mở rộng danh mục sản phẩm và trở thành một trong những nhà cung cấp giải pháp chip hàng đầu thế giới, tập trung vào các lĩnh vực như AI và máy học.

Rào cản lớn nhất của AMD

Không có gì là hoàn hảo tuyệt đối, bên cạnh những kết quả ấn tượng của AMD trong một thập kỷ qua thì ông lớn công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số rào cản lớn.

Hạn chế lớn nhất của CEO Lisa Su và AMD chính là lĩnh vực bộ xử lý đồ họa GPU. Dù GPU đã được cải tiến đáng kể với kiến trúc RDNA và RDNA 2, nhưng so với Nvidia thì sản phẩm này vẫn tụt hậu khá xa về hiệu suất. Sở dĩ Nvidia có thể thống trị thị trường GPU là nhờ vào hệ sinh thái Cuda, nổi bật nhất là ứng dụng trong game và AI. Về mặt này thì AMD vẫn chưa có nền tảng vững chắc để đứng lên bàn cạnh tranh.

Máy chủ Dell R730xd cũ giá rẻ chất lượng

AMD vực dậy thống trị thị trường bán dẫn

Hệ sinh thái gắn kết cũng chính là một trong những vấn đề nhức nhối, bài tập chưa có câu trả lời thỏa đáng. Trong khi Intel đã xây dựng một hệ sinh thái khép kín với chứng nhận Evo, tạo ra một tiêu chuẩn nhất định cho các sản phẩm của họ, thì AMD vẫn đang nỗ lực để tạo ra một hệ sinh thái tương tự, nhằm cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ. Việc này khiến AMD khó lòng tiếp cần với các nhà sản xuất thiết bị gốc.

Lời kết

Sự trỗi dậy của AMD là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm sự đổi mới trong kiến trúc vi xử lý, chiến lược sản xuất thông minh và sự lãnh đạo tài ba của CEO Lisa Su. Thành công của của ông lớn này không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành công nghiệp bán dẫn, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Rolly – Ứng dụng quản lý tài chính hiệu quả nhờ AI “cực gắt”

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339