0867.119.339

Icon Icon Icon
Hệ điều hành dùng để làm gì?

Tin Công Nghệ

Hệ điều hành là gì? Hệ điều hành dùng để làm gì? 

1118 22/12/2021

Hệ điều hành là gì? Hiện nay trên thị trường hệ điều hành chính dùng để làm gì? Những hệ điều hành này có đặc điểm gì nổi bật hay không, hãy cùng Kho Server tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Hệ điều hành (Operating System) là gì?

Hệ điều hành hay còn được gọi với tên gọi với tên khác là Operating System – OS điều này có nghĩa rằng đây chính là một phần mềm cho phép việc vận hành tất cả các ứng dụng khác trên cùng một thiết bị điện tử nào đó bất kỳ. 

Hệ điều hành (Operating System) là gì?
Hệ điều hành (Operating System) là gì?

Trên một máy tính thì hệ điều hành được coi như là một chương trình quản lý tất cả các phần mềm và phần cứng của máy tính. Trong đó các thành phần của phần cứng như là CPU, bộ nhớ RAM, các thiết bị nhập và xuất. Các thành phần trong phần mềm như là những chương trình soạn thảo văn bản và các trình duyệt web.

Không những thế, hệ điều hành còn được coi là một chương trình luôn được chạy trên máy tính, nói một cách dễ hiểu thì trên một hệ thống máy tính bao gồm có phần cứng, phần mềm và các dữ liệu, còn hệ điều hành sẽ thực hiện việc cung cấp cho người dùng một phương thức nào đó để tương tác được với máy tính, giúp đỡ cho người dùng có thể sử dụng được những tiện ích này một cách dễ dàng hơn thông qua sử dụng dịch vụ của hệ điều hành.

Cuối cùng, nếu để tránh cho việc phần cứng bị truy cập không đúng cách hoặc phá hoại có mục đích, thì hệ điều hành sẽ cung cấp một lớp đệm ở giữa phần cứng và phần mềm.

Mục tiêu của hệ điều hành là gì?

Trên mỗi một hệ điều hành thì chúng đều có cho mình những mục tiêu khác nhau như: 

  • Phục vụ làm cho một hệ thống máy tính trở nên thuận tiện hơn trong việc sử dụng, giúp cho người dùng sử dụng một cách hiệu quả hơn.
  • Ẩn bớt đi một số các chi tiết của tài nguyên phần cứng đến từ người dùng.
  • Có thể cung cấp cho người dùng được một giao diện thuận tiện để tiện lợi hơn trong việc sử dụng hệ thống các máy tính.
  • Đóng vai trò hoạt động như một thành phần trung gian nằm giữa phần cứng và người dùng, để có thể giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc truy cập và sử dụng những tài nguyên khác.
  • Quản lý được các tài nguyên trên một hệ thống máy tính.
  • Theo dõi xem những ai đang sử dụng những tài nguyên nào, thực hiện cấp yêu cầu tài nguyên và xử lý các yêu cầu xung đột đến từ các chương trình và những người dùng khác nhau.
  • Cung cấp các tài nguyên chia sẻ hiệu quả và thực hiện công bằng giữa người dùng và chương trình.
Mục tiêu của hệ điều hành là gì?
Mục tiêu của hệ điều hành là gì?

Mách bạn: Hướng dẫn sửa lỗi code 43 “Windows has stopped this device because it has reported problems” trên Windows

Những đặc điểm nổi bật của hệ điều hành

Trong một hệ điều hành thường có những đặc điểm nổi bật sau:

Memory Management – Có khả năng quản lý được bộ nhớ chính, có nghĩa là ai là người đang sử dụng phần này, những phần nào đang không được sử dụng, … và thực hiện việc phân bổ bộ nhớ khi mà có một quá trình hoặc là một chương trình nào đó yêu cầu nó.

Processor Management – Thực hiện nhiệm vụ là phân chia bộ xử lý cho một quy trình nhất định và làm nhiệm vụ xử lý khi mà nó không còn cần thiết nữa.

Device Management – Bật chế độ theo dõi đối với tất cả các thiết bị, được gọi là I/O controller giúp người dùng ra quyết định quá trình nào sẽ nhận được thiết bị, khi nào và trong thời gian bao lâu.

File Management – Phân bổ tất cả các nguồn lực và ra quyết định ai sẽ nhận được những nguồn tài nguyên phù hợp.

Security – Ngăn chặn việc thực hiện truy cập trái phép vào những chương trình và xâm nhập vào dữ liệu bằng mật khẩu hay là những kỹ thuật tương tự khác.

Job Accounting – Theo dõi được lượng thời gian và tài nguyên đã được sử dụng bởi nhiều những công việc hoặc là những người dùng khác nhau.

Control Over System Performance – Ghi nhận lại những sự chậm trễ giữa yêu cầu về dịch vụ và trên hệ thống.

Interaction with the Operators – Việc tương tác có thể được diễn ra thông qua giao diện điều khiển của một máy tính dưới dạng là hướng dẫn. Hệ điều hành có nhiệm vụ thực hiện những hành động tương ứng và thông báo cho các hoạt động khác bằng màn hình hiển thị.

Error-detecting Aids – Đưa ra các thông báo về lỗi, những dấu hiệu, kết xuất và các phương pháp gỡ rối để người dùng có thể phát hiện kịp thời các lỗi.

Coordination Between Other Software and Users – Phối hợp và phân công giữa các phần mềm liên quan đối với những người dùng khác nhau của các hệ thống máy tính.

Những đặc điểm nổi bật của hệ điều hành
Những đặc điểm nổi bật của hệ điều hành

Truy cập ngay: Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Hệ điều hành dùng để làm gì?

Hệ điều hành này chính là một bộ phần mềm cốt lõi có trên một thiết bị, nó có tác dụng là dùng để thực hiện việc kết nối tất cả mọi thứ lại với nhau. Một hệ điều hành sẽ được giao tiếp với các phần cứng của thiết bị. 

Chúng thực hiện xử lý mọi thứ từ những thứ như bàn phím, chuột cho đến những ổ cứng và cả màn hình. Hệ điều hành thường được sử dụng các trình điều khiển các thiết bị, và được viết nên bởi người tạo ra phần cứng để có thể được giao tiếp với những phần cứng đó.

Hiện nay thì các hệ điều hành cũng bao gồm trong đó rất nhiều những phần mềm, ví dụ như là các dịch vụ trên hệ thống, thư viện và những giao diện lập trình ứng dụng thông thường khác mà các nhà phát triển có thể sử dụng chúng để viết nên các chương trình để chạy trên hệ điều hành.

Hệ điều hành cũng được coi như là cầu nối giữa các ứng dụng trên máy bạn chạy với các thiết bị của phần cứng, sử dụng ứng dụng driver phần cứng để làm giao diện cho cả hai. Ví dụ như, khi mà một ứng dụng muốn thực hiện in một cái gì đó, thì nó sẽ giao nhiệm vụ đó đến cho hệ điều hành. 

Hệ điều hành sẽ thực hiện gửi hướng dẫn đến các máy in, tiếp đến sẽ sử dụng driver của máy in để có thể gửi tín hiệu một cách chính xác. Tất cả những ứng dụng đang được thực hiện in ấn không cần phải quan tâm về việc rằng là bạn có máy in thuộc loại nào hiện nay hay là phải bắt buộc hiểu cách thức hoạt động của một máy in nào đó. Hệ điều hành làm nhiệm vụ là đảm nhiệm về những chi tiết này.

Ngoài ra thì hệ điều hành còn thực hiện nhiệm vụ xử lý đa tác vụ, làm nhiệm vụ phân bổ tài nguyên về phần cứng giữa nhiều chương trình đang chạy khác nhau. Hệ điều hành còn đảm đương luôn nhiệm vụ kiểm soát tất cả các tiến trình nào đó đang chạy và phân bổ chúng cho các bộ xử lý CPU khác nhau, cho phép thực hiện nhiều tiến trình cùng chạy song song. 

Hệ điều hành dùng để làm gì?
Hệ điều hành dùng để làm gì?

Nó cũng làm nhiệm vụ quản lý bộ nhớ trong của một hệ thống, phân bổ tài nguyên bộ nhớ cho các ứng dụng đang được chạy.

Hầu hết thì trên tất cả các ứng dụng phần mềm đều được viết cho các hệ điều hành, và sẽ giao cho hệ điều hành thực hiện hoàn toàn những công việc nặng nhọc.

>>> Các bài viết liên quan:

Những nội dung trên có lẽ đã giải đáp hết các thắc mắc của bạn trước đó về hệ điều hành rồi đúng không? Biết nhiều hơn về hệ điều hành sẽ giúp cho bạn sử dụng các thiết bị của mình một cách dễ dàng hơn. Hy vọng bài viết trên mang lại lợi ích cho bạn.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339