Tin Công Nghệ
Cách phân biệt giữa GDDR RAM và RAM (DDR RAM)
GDDR RAM và RAM (DDR RAM) là hai thuật ngữ khá phổ biến, đặc biệt gắn liền đối với các máy tính để bàn (PC). Mặc dù hai thuật ngữ này có vẻ giống nhau, nhưng thực tế thì GDDR RAM và RAM hoàn toàn khác nhau về mặt ứng dụng và khó có thể thay thế cho nhau như mọi người vẫn nghĩ. Hãy cùng Kho Server phân tìm hiểu cách phân biệt chúng nhé.
Mục lục
GDDR RAM và RAM là gì?
Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về tên gọi của hai thuật ngữ này.
RAM là từ viết tắt của Random Access Memory là bộ nhớ tạm, ngắn hạn chứa tất cả những thông tin, dữ liệu và chương trình đang được sử dụng. RAM còn có tên gọi khác là DDR RAM, DDR tức là Double Data Rate. Nhưng thông thường DDR RAM sẽ hay được gọi ngắn gọn là RAM. Còn GDDR là viết tắt của Graphics Double Data Rate.
Nói tóm lại thì cả GDDR RAM và RAM đều là chỉ các bộ nhớ tạm thời, ngắn hạn trong máy tính, có sự khác nhau về tính ứng dụng.
>> Gợi ý cho bạn: RAM là gì? Bật mí những bí mật về RAM
Ứng dụng của GDDR RAM và RAM
Trong máy tính thì GPU là bộ xử lý về đồ hoạ còn CPU là bộ xử lý trung tâm của máy tính và chúng đều cần đến bộ nhớ để thực hiện chức năng chính. GDDR RAM và DDR RAM được dùng để tối ưu, phát huy được tác dụng cho GPU và CPU. Cụ thể GDDR RAM được sử dụng cho GPU, còn RAM phục vụ cho CPU của máy tính.
Việc phân chia này là do quá trình xử lý đồ hoạ sẽ yêu cầu về khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn. Nên GDDR RAM thích hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu băng thông cao và đảm bảo được hiệu suất tối ưu nhất.
Mặt khác, RAM với bus bộ nhớ kém hơn nên không thể thực hiện quá trình truyền dữ liệu lớn trong một lần được. Tuy nhiên RAM có thể truyền đi những phần nhỏ của dữ liệu với độ trễ rất thấp. Vì vậy, sẽ đảm bảo được các tác vụ của máy tính thông thường luôn chạy liền mạch.
>> Có thể bạn quan tâm: Máy chủ PE T140 của Dell EMC – Lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công nghệ của GDDR RAM và RAM
GDDR RAM và RAM ngoài về mặt ứng dụng còn khác nhau từ công nghệ phát triển cơ bản. GDDR RAM sử dụng một bus bộ nhớ rộng hơn so với RAM, điều này giúp đảm bảo khối lượng lớn dữ liệu có thể được xử lý cùng một lúc.
RAM được thiết kế với công nghệ được tối ưu hóa mang đến khả năng truyền dữ liệu băng thông cao và có độ trễ rất thấp. RAM với bus bộ nhớ hẹp hơn, truyền dữ liệu cùng một lúc sẽ ít hơn GDDR RAM. RAM mang đến khả năng đa tác vụ tuyệt vời giúp bạn có thể mở nhiều ứng dụng khác nhau cùng lúc.
Các phiên bản của GDDR RAM và RAM (DDR RAM)
Với việc mỗi loại đều có vai trò quan trọng riêng trong hệ thống máy tính (GDDR RAM tối ưu hơn cho GPU, RAM tối ưu hơn cho CPU) thì cập nhật các phiên bản hỗ trợ nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng là hết sức quan trọng.
Các bài viết liên quan về RAM:
- RAM Server là gì? Tổng hợp những điều quan trọng về RAM Server
- Rank của RAM là gì? Có vai trò gì trong hệ thống máy tính?
- Cách thức đo lường bộ nhớ RAM
Đối với GDDR RAM thì gồm các phiên bản như GDDR, GDDR2, GDDR3, GDDR4, GDDR5, GDDR5X, GDDR6 và GDDR6X. Còn RAM sẽ có các phiên bản như DDR1, DDR2, DDR3, DDR4 và DDR5. có thể thấy RAM đang có thế hệ mới nhất là DDR5 còn của GDDR RAM là GDDR6X.
Như vậy, với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã nắm được các phân biệt giữa GDDR RAM và RAM (DDR RAM). Mong rằng đó là những kiến thức giúp bạn có thể nhận biết được vai trò và áp dụng để thay thế hay nâng cấp đúng nhất trong quá trình sử dụng hai loai RAM phổ biến này.
Có thể bạn quan tâm