Kiến Thức Sản Phẩm
Chi tiết ưu nhược điểm của GTX và RTX
Trong thế giới đồ họa, sự khác biệt giữa dòng card đồ họa GTX và RTX của NVIDIA không chỉ đơn thuần là về hiệu suất, mà còn liên quan đến việc tích hợp các công nghệ tiên tiến. Cả hai dòng này đều mang đến những đặc điểm độc đáo cho thấy ngành công nghiệp đồ họa đang rất phát triển. Hãy cùng Khoserver khám phá những ưu và nhược điểm của từng dòng để có cái nhìn toàn diện về sự tiến bộ và lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân qua bài viết sau nhé.
Mục lục
Ý nghĩa của GTX và RTX
GTX là gì?
GTX là viết tắt của Giga Texel Shader eXtreme, tiếp tục là một dòng card VGA rời có hiệu năng cao được NVIDIA Geforce sản xuất từ năm 2008, cũng đáp ứng cho việc chơi game. Dựa trên kiến trúc Pascal, Tesla, Fermi,… để GTX được phát triển và cải tiến cho đến hiện nay và đây cũng là dòng sản phẩm có hiệu năng xử lý đồ họa cao cho các dòng laptop đồ họa.
RTX là gì?
RTX là viết tắt của cụm từ Ray Tracing Texel eXtreme dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là card được tích hợp công nghệ dò tia (Ray Tracing). Card RTX thuộc dòng VGA rời hiệu năng cao, dựa trên kiến trúc Turing. Phân khúc và thế hệ của RTX hoàn toàn giống GTX từ đó có thể đáp ứng mọi nhu cầu về cấu hình chơi game.
RTX tích hợp Ray Tracing vì thế hình ảnh sẽ được tạo ra bằng cách dò đường đi của ánh sáng qua từng điểm ảnh. Đem đến cho người dùng chất lượng hình ảnh cực kỳ chân thực sắc nét, tăng chất lượng đồ họa lên tầm cao mới.
Giữa GTX và RTX khác nhau như thế nào
Thông số | GTX | RTX |
Tên gọi | Gigar Texel Shader eXtreme (GTX) | Ray Tracing Texel eXtreme (RTX) |
Năm ra đời | 2008 | 2018 |
Kiến trúc GPU | GPU Pascal, Turing hoặc Kepler tùy thuộc vào phiên bản | Kiến trúc Ampere và Turing. |
Thế hệ | GTX sở hữu nhiều seri, seri đầu tiên ra đời vào năm 2008 là GTX 260 thuộc Series 200. Ngoài ra, GeForce GTX Series 16, hai phiên bản lớn đã được giới thiệu là GTX 1650 và GTX 1660 Ti. | Đây là thế hệ tiếp theo của GTX, trang bị lõi dò tia và phiên bản DLSS 2.0 do AI cung cấp. |
Ray Tracing | không hỗ trợ | có hỗ trợ |
Công nghệ tích hợp AI và DLSS | không hỗ trợ | có hỗ trợ |
Bộ nhớ GDDR6 | có hỗ trợ | có hỗ trợ |
Phân khúc giá | trung cấp | cao cấp |
Đối tượng hướng đến | Game thủ chơi PUBG, Fortnight, Liên minh huyền thoại, Starcraft và các trò chơi Esport khác. | Game thủ chơi PUBG, Fortnight, Liên minh huyền thoại, Starcraft và các tr |
Với bảng so sánh thông số cơ bản ở trên, chúng ta có thể thấy rõ rệt về sự giống và khác nhau giữa GTX và RTX.
Giống nhau
- Đây là 2 dòng card ra đời phục vụ cho việc chơi game và có chung phân khúc lẫn thế hệ.
- Đều thuộc nhà sản xuất NVIDIA Geforce, RTX là hậu bối của GTX.
- Cả 2 card đồ họa này đều sử dụng các kiến trúc nhằm hoàn thiện đồ họa và chất lượng hình ảnh nên đáp ứng cực kỳ tốt cho việc chơi game.
Khác nhau
Và khác nhau giữa hai loại, vì ra đời sau nên RTX sử dụng kiến trúc Ampere tiên tiến hơn, tích hợp công nghệ Ray Tracing và DLSS, điều mà GTX không có. Sau đây là một vài điểm khác biệt mà người dùng cần quan tâm:
Công nghệ Ray Tracing thời gian thực
Ray Tracing chính là tính năng tạo nên bước đột phá, mang đến trải nghiệm game siêu chân thực. Nó cho phép máy tính tính toán đường tia ánh sáng trong môi trường thực tế, sau đó áp dụng vào game như các ứng dụng đồ hoạ. Do đó những cảnh quan trong game được thể hiện một cách chân thực và sinh động, không giật lag, trễ hình. Với các nhà thiết kế đồ hoạ tính năng này cũng giúp họ tạo ra các sản phẩm chi tiết, đẹp mắt hơn. Đây chính là một trong số các điểm khác biệt nổi bật nhất giữa GTX và RTX.
Hiệu suất đồ hoạ
Không thể phủ nhận GTX có hiệu suất ổn định. Tuy nhiên thế mạnh của RTX chính là ra đời sau và tích hợp công nghệ DLSS (Deep Learning Super Sampling) giúp tăng hiệu suất đồ họa trong game. DLSS sử dụng thuật toán học sâu giúp tăng độ phân giải cho hình ảnh, giảm tải cho GPU. Ngoài ra, RTX có số lượng VRAM cao hơn GTX giúp cải thiện hiệu suất xử lý của card đồ hoạ.
Độ phân giải
Công nghệ DLSS cũng giúp game thủ trải nghiệm game ở độ phân giải cao hơn nhưng vẫn mượt mà, không bị giật lag. Các card RTX có độ phân giải tối đa là 7680×4320 pixel, đây là độ phân giải 8K cho phép hiển thị hình ảnh với độ sắc nét cao. Ngoài ra, DLSS còn có khả năng phân tích và cải thiện chất lượng hình ảnh, tạo đồ hoạ chân thật hơn rất nhiều.
>>> Tham khảo ngay một số card VGA sử dụng cho máy chủ server.
Ưu và nhược điểm của card GTX và RTX
GTX Series
RTX Series
Nên chọn card RTX hay GTX?
Có thể bạn quan tâm