Tin Công Nghệ
Card mạng là gì? Những điều cần phải biết về Card mạng
Card mạng là gì? Bạn có biết vai trò của card mạng trong máy tính là gì không? Hãy cùng Khoserver tìm hiểu qua bài viết sau đây để học hỏi thêm nhiều điều thú vị về card mạng nhé!
Mục lục
Card mạng là gì?
Card mạng hay còn được gọi là card giao tiếp mạng, đây nó là một bản mạch cung cấp các khả năng như truyền thông tin mạng cho một máy tính khác. Ở mỗi vùng, mỗi khu vực thì card mạng nó lại có một tên gọi khác nhau như: giao diện mạng (Network Interface Controller), Ethernet Card, LAN Card, Network Adapter, Card giao tiếp mạng (Network Interface Card).
Hiểu đơn giản thì đây là một thiết bị giúp cho máy tính của người dùng kết nối được với internet, bằng các cáp Ethernet với một đầu nối RJ-45.
Tại sao phải sử dụng card mạng
Card mạng là linh kiện giúp cho laptop/máy tính của người dùng có thể giao tiếp được với môi trường Internet đơn giản, một cách thuận tiện hơn. Chúng được giao nhiệm vụ đảm nhận vai trò chuyển đổi các tín hiệu của máy tính thành một số các tín hiệu có trên phương tiện truyền dẫn và ngược lại. Có thể nói tất cả các hoạt động này đều được thông qua môi trường mạng Internet.
Đặc điểm cơ bản nhất của card mạng mà chúng ta cần nhắc đến là chúng chỉ có một địa chỉ MAC. Địa chỉ này được coi là duy nhất và không có sự trùng khớp với bất kì một card mạng nào. Đây cũng là điều mà giúp cho chúng có thể được phân biệt được với nhau trên hệ thống mạng Internet, để tiến hành truyền đi/cung cấp các dữ liệu về một cách chính xác nhất.
Các thành phần của card mạng
Trên một bộ điều hợp mạng thì đều có nhiều các thành phần khác nhau kết lại thành. Nhưng chúng ta có biết rằng tất cả các thành phần của một card mạng LAN đều chỉ có một chức năng duy nhất:
Bộ điều khiển
Bộ phận này làm một nhiệm vụ tương tự giống như một CPU mini, nó thực hiện việc xử lý các dữ liệu nhận được. Bộ điều khiển này còn là một bộ phận cốt lõi của toàn một bộ điều hợp mạng này, nó thực hiện trực tiếp các quyết định hiệu suất của toàn hệ thống bộ điều hợp mạng (NIC).
Ổ cắm ROM
Trên ổ cắm này nó cho phép máy có khả năng khởi động ROM. Ngoài ra còn cho phép những máy trạm nào không có ổ đĩa thì vẫn có thể được kết nối với mạng, khả năng tăng tính bảo mật cho máy và hạ giá thành của phần cứng.
Cổng NIC cho cáp/bộ thu phát
Thông thường ở trên mỗi cổng này sẽ có khả năng kết nối trực tiếp đến với cáp Ethernet hoặc là kết nối đến bộ thu phát, ngoài ra còn có thể gửi và nhận được các tín hiệu điện tử được đưa vào các thiết bị như cáp mạng hoặc là cáp quang.
Giao diện Bus (Bus interface)
Đây có thể coi là một giao diện hay là một cổng kết nối được gắn nằm phía bên của một bảng mạch, thiết bị này có công dụng phục vụ cho việc kết nối giữa NIC và máy tính hoặc kết nối đến máy chủ thông qua hành động cắm vào các khe mở rộng của sản phẩm.
Đèn báo LED
Hệ thống đèn báo LED này được đưa vào sử dụng để giúp cho người dùng xác định được trạng thái hoạt động của một card mạng.
Giá đỡ hồ sơ
Trên thị trường hiện nay có bán 2 loại. Một loại là “giá đỡ chiều cao đầy đủ” có chiều dài là 12 cm và loại thứ 2 là “giá đỡ cấu hình thấp” có chiều dài là 8cm nhiệm vụ của giá đỡ này là giúp người dùng cố định được NIC trong các khe cắm mở rộng của các máy tính hoặc là máy chủ.
Vị trí của Card mạng trên máy tính
Vị trí của card mạng đặt trên PC
Để nói về vị trí đặt trong một chiếc máy tính để bàn (PC) thì những thiết bị như card mạng này chúng thường được tích hợp có sẵn trên các mainboard được thiết kế nằm gần cổng USB ở trên mặt sau.
Nếu đó là một thiết bị card mạng rời (không phải là card mạng được tích hợp trên bo mạch) thì chúng hẳn là cũng được đặt nằm ở mặt sau của máy tính nhưng được đặt gần hơn về phía bên dưới và chúng thường chiếm một khe cắm của PCI. Nếu như người dùng nắm rõ được về card màn hình thì “card mạng rời” cũng sẽ được cắm vào một trong những khe cắm ở gần nó.
Vị trí của card mạng trên Laptop
Trong một chiếc máy tính xách tay, các thiết bị như card mạng cũng được tích hợp có sẵn vào trên bo mạch chủ, tuy nhiên người dùng sẽ không thể cắm thêm bất kỳ một card màn hình rời nào cho nó vì trên hệ thống mainboard của laptop không có khi cắm của cổng PCIe. Đối với cổng mạng LAN/Ethernet chúng thường xuất hiện ở một trong hai cạnh bên của máy hoặc được thiết kế phía sau của một laptop.
Nếu như người dùng không thấy có các cổng mạng trên thiết bị laptop của bạn thì có thể là chúng chỉ được sử dụng để tiến hành kết nối không dây với hệ thống mạng WLAN hoặc là kết nối Wifi.
Nhưng nếu như bạn vẫn muốn được sử dụng các kết nối của mạng có dây trên thiết bị laptop không có chứa các cổng LAN thì có thể thực hiện trang bị cho mình một bộ chuyển đổi từ USB sang RJ45. Đối với bộ chuyển đổi này chúng thường được hoạt động tương tự giống như một card mạng.
Nhưng thay vì được gắn kết nối thông qua các khe cắm của PCIe như thông thường thì giờ đây nó chỉ cần được kết nối vào các cổng USB, thì ngay lập tức có thể hoạt động được trên bất kỳ một thiết bị PC/Laptop nào có thiết kế các cổng USB mà bộ chuyển đổi có thể hỗ trợ.
Một số các nguyên tắc khi sử dụng Card mạng
Đối với mỗi một card mạng chúng thường được thiết kế để ứng với một địa chỉ MAC duy nhất. Địa chỉ này không được trùng khớp với bất kì một địa chỉ nào khác có trên mạng. Điều này cũng là một lợi thế giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được giữa các card mạng với nhau.
MAC thường được cung cấp bởi Institute of Electrical and Electronics Engineers – IEEE và một số các nhà sản xuất ra thiết bị card mạng. Họ thường cố định lại địa chỉ của MAC cho thiết bị card mạng. Đường truyền đi của các dữ liệu đi vào hay đi ra đều phải chính xác một cách tuyệt đối.
Mỗi một thiết bị Card mạng khi được đưa vào sử dụng theo một số các nguyên tắc giao tiếp giữa các mạng và máy tính dựa trên một số các kiểu quy trình điều khiển card mạng đã được nạp. Đồng thời chúng cũng phải được kết buộc với một số các chồng giao thức, thông qua hệ thống các dây cáp vào trên card mạng để có thể truyền đi và nhận được các tín hiệu cho những thiết bị có qua lại với nhau.
Mục đích và nhiệm vụ của card mạng
Đối với một card mạng điển hình cơ bản thì chúng được thiết kế ra luôn có những mục đích cũng như nhiệm vụ cụ thể sau:
Mục đích của một card mạng
Card mạng được thiết kế ra là đã mang trong mình một mục đích đó là giúp máy tính hay là laptop của bạn có thể giao tiếp được với internet một cách thật dễ dàng và tiện lợi. Điều này có nghĩa là các card mạng sẽ làm nhiệm vụ thực hiện các chuyển đổi tín hiệu từ máy tính ra các loại tín hiệu có trên các phương tiện truyền dẫn và thực hiện ngược lại thông qua mạng kết nối mạng internet.
Nhiệm vụ của một card mạng
Nhiệm vụ của một card mạng là giúp cho việc chuyển đổi dữ liệu từ những máy tính này qua được các đường truyền tín hiệu khác để đến được các phương tiện, hoặc là thực hiện ngược lại. Không chỉ thế các thông tin này sẽ được chuyển đi hay là tải về thông qua nhờ các dây dẫn card mạng của máy. Cuối cùng để làm một nhiệm vụ là dễ dàng cho việc gửi và nhận thông tin một cách chính xác nhất.
Gợi ý: Tủ Rack là gì? Tổng hợp những điều thú vị về Tủ Rack
Chức năng và vai trò của card mạng
Để lý giải việc tại sao mỗi máy cần nên sử dụng card mạng thì hãy cùng tìm hiểu về chức năng của card mạng và vai trò của card mạng, từ đó bạn có thể tự nhận biết được tầm quan trọng của nó:
Chức năng của một card mạng
Trên mỗi một card mạng thì chức năng cơ bản cần nhắc đến chính là chức năng truyền tải dữ liệu qua lại giữa các máy tính khác nhau, đồng thời có thể kiểm soát và thống kê được các thông tin dữ liệu từ các cấp tới máy tính. Điều này có nghĩa là nó có chức năng cho phép thực hiện việc liên lạc giữa các máy tính khác nhau được gắn kết nối thông qua một mạng cục bộ cũng như thông qua giao thức mạng.
Chức năng tiếp theo đó là nó cho phép kết nối qua 2 hình thức là có dây và không dây.
Cuối cùng một NIC cho phép hoạt động được ở tầng vật lý.
Vai trò của card mạng
Card mạng đóng vai trò như một Interface ở lớp TCP/IP, và vận chuyển các gói dữ liệu thuộc tầng Network.
Ngoài ra nó còn đóng vai trò như một người trung gian nằm giữa máy tính/máy chủ và mạng dữ liệu. Khi người dùng thực hiện việc gửi các tín hiệu yêu cầu để tải về một trang web, thì lúc này các Card mạng LAN sẽ thực hiện lấy dữ liệu từ trên thiết bị của người dùng và gửi những thông tin đó đến một máy chủ trên internet.
Sau đó thực hiện xác nhận lại dữ liệu từ trên Internet cuối cùng là hiển thị chính xác đến cho người dùng.
Các loại card mạng hiện nay
Hiện nay trên thị trường các card mạng sẽ được phân loại thành nhiều các loại card mạng khác nhau, việc phân chia này đều thực hiện dựa trên cơ sở các đặc điểm khác nhau:
Phân loại dựa trên kết nối mạng
Việc phân loại này đều thực hiện dựa trên cách mà một card mạng thường truy cập vào mạng, Việc truy cập này có hai loại đó là loại NIC có dây và NIC không dây.
Phân loại dựa trên giao diện của Bus
Trong cách phân loại dựa vào giao diện Bus này thì card mạng được chia thành 4 loại chính: Card mạng ISA, Card mạng PCI, Card mạng PCI-X, Card mạng PCIe.
Phân loại dựa trên các loại cổng
để nói về việc phân chia theo các loại cổng thì dựa trên các loại cáp khác nhau để có thể kết nối. Hiện nay trên thị trường có thể tìm thấy được bốn loại cổng NIC là: Cổng RJ45, Cổng AUI, Cổng BNC và cổng quang
Phân loại dựa trên tốc độ truyền
Các loại Card mạng được phân loại dựa trên nhiều những tốc độ khác nhau như các card có sự thích ứng với 10Mbps, 100Mbps, 10 / 100Mbps, 1000Mbps, 10GbE, 25G hoặc có những card có được tốc độ cao hơn trên thị trường.
Phân loại dựa trên trường ứng dụng
Trên thị trường hiện nay thì loại này có chỉ có hai loại đó là: Card mạng NIC của máy tính và Card mạng NIC của máy chủ.
Có một vấn đề mà người dùng cần phải biết đó là nguyên tắc để có thể thực hiện sử dụng card mạng hiện nay đều được làm theo một nguyên tắc nhất định đó chính là làm việc giao tiếp giữa các mạng và máy tính theo một kiểu quy trình là điều khiển card mạng khi được nạp vào.
Khi đó nó cần phải kết buộc lại chung với một chồng các giao thức khác nhau, thông qua các dây cáp truyền tới vào card mạng sẽ được truyền và nhận các tín hiệu cho các thiết bị trao đổi qua lại lẫn nhau.
Bài viết trên đây có thế giải đáp được những vấn đề cho người dùng về việc sử dụng card mạng. Và xác định được mục đích khi sử dụng các loại Card mạng.
Xem thêm: CPU Server là gì? Những đặc điểm nổi trội cần biết về CPU Server
Có thể bạn quan tâm