0867.119.339

Icon Icon Icon
Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

Kiến Thức Sản Phẩm

Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

1611 18/01/2022

Hiện nay, máy trạm và máy tính rất được dân thiết kế tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết máy trạm & máy tính là gì và sự khác biệt giữa máy trạm & máy tính thông thường là gì. Hãy cùng Khoserver giải đáp những thắc mắc này nhé!

Máy trạm là gì?

Máy trạm là gì Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

Máy trạm (workstation) là dòng máy được thiết kế dành riêng để chạy các ứng dụng kỹ thuật hoặc khoa học yêu cầu cấu hình mạnh. Mục đích chính của những chiếc máy trạm này là phục vụ những người có nhu cầu sử dụng máy tính cấu hình cao, nhất là các phần mềm nặng có thể kết nối với nhau qua mạng và phục vụ nhiều User cùng lúc.

Hiệu suất của máy trạm cao hơn máy tính thông thường, nhất là về CPU, chip đồ họa, bộ nhớ và khả năng xử lý đa nhiệm của máy trạm. Workstation được tối ưu hóa hiệu suất để chuyên dùng trong các lĩnh vực truyền hình, thiết kế đồ họa, đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, làm phim 3D, xử lý hình ảnh, xử lý âm thanh, biên tập phim, camera,…

>> Mời bạn tham khảo các linh kiện giá rẻ tại đây!

Mục đích sử dụng của máy trạm

Việc sở hữu Workstation nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp hay các công việc chuyên nghiệp (máy chủ, thiết kế đồ họa,…), được thiết kế cấu hình cho các ứng dụng kỹ thuật (CAD/CAM), phát triển phần mềm, các kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa.

Unix và Windows NT chính là hai hệ điều hành chủ yếu mà Workstation thường sử dụng, máy trạm vốn được những nhà sản xuất làm ra vô cùng tỉ mỉ, chẳng hạn một số hãng máy trạm thành công nhất phải kể tới như Sun Microsystems, Dell, IBM và HP.

Về khía cạnh hệ thống mạng lưới (Network), nhiều nhân viên trong công ty vẫn thường sử dụng máy trạm nhằm mục đích kết nối với mạng LAN để chia sẻ các nguồn tài nguyên của một hay nhiều máy tính lớn hơn. Vì chúng vốn là máy tính cá nhân nên các máy trạm có thể được sử dụng một cách độc lập khỏi máy Mainframe do máy trạm có những phần mềm ứng dụng riêng được cài đặt và có ổ đĩa cứng riêng biệt.

>> Bạn có thể quan tâm đến các thiết bị mạng giá rẻ

Đặc điểm của máy trạm

Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

Bởi vì máy trạm là dòng máy chuyên dùng cho các công việc phức tạp, chuyên môn nên nó phải có những đặc điểm sau đây:

  • Được thiết kế vô cùng tỉ mỉ với cấu hình chuyên dành cho những ứng dụng kỹ thuật cao.
  • Độ mạnh điện toán đạt ở mức vừa phải.
  • Tài nguyên bộ nhớ RAM rất cao.
  • Card đồ họa chuyên dụng cho đồ họa.
  • Các máy trạm có thể liên kết thành mạng cục bộ LAN.
  • Chủ yếu dùng hệ điều hành Windows NT và Unix.

Thành phần cấu tạo cơ bản của máy trạm

Đầu tiên, trước khi tìm hiểu thêm về sự khác nhau của máy trạm & máy tính thông thường, các bạn hãy cùng với Kho Server tìm hiểu một số khái niệm cơ bản trước.

ECC Memory và Non-ECC Memory:

Một thanh Ram có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh Ram có khả năng sửa lỗi tự động. Một thanh Ram bình thường (Ram Non-ECC) rất dễ xảy ra lỗi khi truyền tín hiệu ở tốc độ cao. Khi xảy ra lỗi, Ram thường không thể sửa lỗi nên phải nạp lại toàn bộ dữ liệu. Và chỉ Ram ECC có khả năng tự động sửa lỗi và điều khiển dòng dữ liệu vào ra mới có khả năng ổn định lại quá trình truyền tín hiệu này. Khi bị lỗi, Ram ECC chỉ yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị lỗi mà thôi. Vì những ưu điểm này mà Ram ECC thường được nhà sản xuất sử dụng trong các dòng máy chủ và máy trạm.

Về cấu tạo, Ram ECC có 9 chip nhớ còn Ram Non-ECC chỉ có 8 chip nhớ

Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

– RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks): là hình thức ghép các ổ đĩa vật lý lại với nhau tạo thành một hệ thống lưu trữ có chức năng cải thiện tốc độ đọc ghi thông tin, dữ liệu và tăng thêm độ an toàn cho các khối tập tin, dữ liệu được mã hóa sẵn.

– ISV (Independent Software Vendors): các nhà cung cấp phần mềm độc lập, chứng nhận được các hãng như AutoDesk, PTC, Dassault Systemes tiến hành thử nghiệm và đưa ra những chứng thực về mức độ hiệu quả trong từng ứng dụng. Đây cũng chính là một yếu tố giúp người dùng có cơ sở để lựa chọn CPU phù hợp với công việc trong hiện tại và tương lai sau này.

>> Xem ngay các RAM cũ tại Khoserver

Sự khác nhau giữa máy trạm và máy tính thông thường

Máy trạm là gì Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

Hiện nay, Workstation & Desktop rất được nhiều người tin dùng và ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sự khác biệt giữa Workstation & Desktop thông thường. Dưới đây chính là sự khác nhau giữa máy trạm & máy tính:

Máy trạm Máy tính thông thường
Bộ nhớ có chức năng tự kiểm tra và sửa lỗi ECC Memory Bộ nhớ không có chức năng tự kiểm tra và sửa lỗi Non-ECC Memory
Quy chuẩn lớn nhất lên đến 16 khe cắm DIMM Quy chuẩn lớn nhất 4 khe cắm DIMM
Quy chuẩn lớn nhất lên đến 7 khe cắm I/O Quy chuẩn lớn nhất 4 khe cắm I/O
Hỗ trợ bộ vi xử lý Xeon CPU Hỗ trợ bộ vi xử lý Core I CPU
Chip đồ họa chuyên nghiệp vượt trội Hạn chế về chip đồ họa
Được chứng nhận ISV Không được chứng nhận ISV
Thiết lập được nhiều RAID Hạn chế thiết lập RAID
Hiệu suất hàng đầu – được sử dụng chuyên biệt cho các ứng dụng đồ họa Chỉ sử dụng cho các ứng dụng văn phòng

Đó chính là tất cả sự khác nhau về workstation & Desktop thông thường.

Ưu nhược điểm của Workstation là gì?

Ưu điểm của Workstation

Hiện nay, các máy trạm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, được sản xuất từ nhiều hãng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các dòng máy trạm đều có chung các ưu điểm như:

Hoạt động ổn định, hạn chế hư hỏng

Các loại máy trạm chính hãng được nhà sản xuất thiết kế, lắp ráp với các linh kiện điện tử chất lượng cao nên khả năng hoạt động cùng độ bền của máy trạm được đảm bảo. Những dòng máy trạm Dell hay HP đều làm việc tốt hơn gấp 2 lần so với các máy tính thông thường. Và máy trạm cũng rất hiếm bị hư hỏng hay xảy ra lỗi phần mềm, phần cứng. Tất cả đều nhờ vào 2 tính năng chính là:

ECC RAM: Giúp sửa lỗi bộ nhớ mã code: Chiếc máy trạm sẽ sửa lỗi bộ nhớ trước khi chúng ảnh hưởng gì đến hệ thống và làm chậm tốc độ vận hành của máy trạm.

Multiple Processor Cores: Có nhiều nhân xử lý, một máy tính càng nhiều nhân thì khả năng xử lý của nó càng hoạt động mạnh mẽ hơn, đảm nhận được nhiều công việc hơn, giảm thiểu tối đa lỗi hệ thống.

Trước khi máy trạm được tung ra thị trường, những máy trạm ấy luôn được kiểm tra nhiều lần và rất kĩ lưỡng từ các kĩ sư và những cửa hàng bán lẻ. Hơn nữa, máy trạm được thiết kế đồng bộ phần cứng và phần mềm nên máy trạm đạt được sự ăn khớp tối ưu trong hoạt động nên những máy trạm này giảm thiểu tối đa khả năng lỗi hệ thống, và không xảy ra sự cố crash như các dòng máy tính thông thường xảy ra.

Thích hợp với các kỹ thuật viên

Workstation có giá rẻ cùng cấu hình được tạo nhằm phục vụ việc xử lý CAD, hoạt hình, phân tích dữ liệu khổng lồ nhằm thiết kế những video, chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp. Workstation có thể làm được những điều này nhờ vào tất cả các bộ phận (bo mạch chủ, CPU, RAM, ổ cứng bên trong, card màn hình,…) đều được thiết kế chuyên biệt nhằm sử dụng riêng cho mục đích đẩy nhanh tốc độ hoạt động trong suốt thời gian dài. Tại các doanh nghiệp, đa số các Workstation đều có thể hoạt động liên tục để phân tích, trích xuất dữ liệu ngay cả khi mọi người đã tan ca về nhà.

Nhược điểm của Workstation

Chi phí sử dụng cao

Máy trạm được thiết kế từ các chất liệu và công nghệ tốt nhất nên chi phí đầu tư để sử dụng Workstation khá cao. Nhưng thay vào đó, người dùng có thể sở hữu được sản phẩm phù hợp chất lượng.

Máy trạm tự ráp có mặt tại nhiều nơi

Chính vì cấu hình mạnh mẽ cùng hiệu năng cao của Workstation nên rất nhiều người đã tự xây dựng cho mình những dòng máy trạm này. Nếu người dùng không có nhiều kiến thức về máy trạm thì rất có thể người dùng sẽ mua phải những chiếc máy trạm không đúng như quy chuẩn.

Cách lựa chọn máy trạm

Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

Mục đích sử dụng

Ngoài các công việc cơ bản như thiết kế, lưu trữ thì máy trạm còn có thể làm những công việc như ứng dụng mail, edit hình ảnh, video,… Nếu mục đích sử dụng của bạn là đáp ứng đa dạng công việc, đặc biệt là những công việc chuyên dụng thì máy trạm của bạn phải sở hữu bộ xử lý hiệu năng cao, card đồ họa chuyên dụng, tài nguyên lưu trữ khủng,…

Ngân sách cá nhân

Với khả năng làm việc vượt trội của máy trạm thì việc mua cho mình một máy trạm giải quyết các công việc chuyên dụng là điều phổ biến đối với rất nhiều người dùng. Do đó, giá thành của máy trạm khá cao. Tuy nhiên, để chi ra mức giá cao với hàng loạt tính năng hiệu năng thì điều đó hoàn toàn xứng đáng đối với các anh em Designer.

>> Để giảm thiểu được chi phí một cách tối đa nhưng lại sở hữu máy trạm chuyên dụng, bạn có thể tham khảo các dòng máy trạm cũ giá rẻ tại Khoserver

Khả năng tương thích của phần mềm

Đây chính là một yếu tố quan trọng nhưng người dùng hay bỏ qua dẫn đến tình trạng lãng phí tiền bạc. Không phải phần mềm CAD/CAM/CAE nào cũng hỗ trợ tốt những nền tảng phần cứng và công nghệ mới nhất, điều này rất thường xảy ra với những phần mềm quá chuyên biệt và có quá ít người dùng. Nếu những phần mềm này không cập nhật phiên bản mới để hỗ trợ công nghệ multi core và hệ điều hành 64bit thì việc đưa chúng vào một hệ thống sử dụng CPU quad core chạy hệ điều hành 64bit sẽ cực kỳ lãng phí vì những tài nguyên trên sẽ không bao giờ được khai thác triệt để cả.

Nhà sản xuất máy trạm nổi tiếng

Nhà sản xuất máy trạm phổ biến tại Việt Nam là HP, Dell, IBM đều cho phép khách hàng lựa chọn các bộ phận bên trong máy trạm phù hợp nhất với yêu cầu công việc của người dùng. Hơn nữa, bạn có thể chọn cho mình dòng máy trạm Dell hay máy trạm HP bởi vì chúng đều được người dùng đánh giá rất cao về hiệu năng cùng độ ổn định.

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Kết luận:

Nếu người dùng chỉ sử dụng các ứng dụng văn phòng bình thường không mang tính chất xử lý đa nhiệm hoặc render thì bạn nên sử dụng Desktop PC. Nhưng nếu bạn sử dụng để xử lý các phần mềm mô phỏng, thiết kế máy móc, 3D MAX, dựng phim chất lượng cao và độ chính xác tuyệt đối thì bạn nên lựa chọn những chiếc máy trạm (workstation) mạnh mẽ.

Khoserver – nơi chuyên phân phối các dòng máy chủ cũ, máy trạm cũ giá rẻ, linh kiện máy chủ chính hãng, uy tín, chất lượng cùng mức giá vô cùng hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc. Khoserver sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339