0867.119.339

Icon Icon Icon
Thumbnails-nguồn máy chủ là gì

Kiến Thức Sản Phẩm

Nguồn máy chủ (PSU server) là gì? Lưu ý khi mua PSU server

1926 23/06/2022

Nguồn máy chủ (hay còn gọi là PSU server) là một bộ phận vô cùng quan trọng cho máy chủ trong việc vận hành. Nó có chức năng mang đến điện năng giúp các linh kiện và máy chủ hoạt động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ PSU server là gì và nên lưu ý những gì khi mua nó. Trong bài viết bài, Khoserver sẽ giải đáp hết những điều này cho người dùng nhé!

Nguồn máy chủ (PSU server) là gì?

Nguồn máy chủ (PSU server) là gì? Lưu ý khi mua PSU server

Nguồn máy chủ hoặc chúng ta có thể gọi là PSU server và nó là một bộ phận vô cùng quan trọng trong việc vận hành máy chủ. Nó giúp cho các linh kiện bên trong máy chủ năng lượng, điện năng để vận hành và xử lý khối lượng công việc lớn.

>> Để tiết kiệm chi phí khi mua linh kiện máy chủ, bạn có thể xem thêm Tips chọn linh kiện máy chủ, máy tính cũ tốt nhất

Nguyên lý hoạt động nguồn máy chủ

Nguồn máy chủ (PSU server) là gì? Lưu ý khi mua PSU server

Nguồn điện dân dụng có 100Vac/200Vac xoay chiều, tần số 50/60Hz đến các mạch lọc nhiễu và loại các nhiễu cao tần vào PSU và được nắn thành điện áp một chiều. Sau đó, điện áp một chiều này thành điện áp xoay chiều có tần số cao và nó qua một bộ biến áp hạ thành điện áp xoay chiều có tần số cao với điện áp thấp hơn trước và cuối cùng nó lại trở thành một chiều.

Bởi vì đặc tính của biến áp là với tần số cao, kích thước biến áp nhỏ hơn nhiều so với biến áp với tần số dân dụng 50/60Hz. Và nguồn máy chủ có rất nhiều dây dẫn ra khỏi nó, chúng được cắm vào mainboard, ổ đĩa và card đồ họa. Hơn nữa, nguồn máy chủ có nhiều loại điện áp như +12V, – 12V, +5V, +3,3V,… kết hợp với dòng điện định mức lớn.

Vai trò của nguồn máy chủ

Nguồn máy chủ (PSU server) là gì? Lưu ý khi mua PSU server

Nguồn máy chủ có nhiệm vụ chính là bộ phận mang đến năng lượn cho tất cả các thiết bị của máy chủ. Thử tưởng tượng xem, nguồn máy chủ không mang đến đủ công suất hay nó có chất lượng kém thì máy chủ không thể nào có độ ổn định cao được. Các thiết bị chỉ được cung cấp điện áp thấp, độ nhiễu cao nên các tín hiệu của máy chủ bị sai lệch. Hơn nữa, tuổi thọ của máy chủ bị giảm khi điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức.

Các kết nối đầu ra

Các đầu dây cắm là bộ phận không thể thiếu để mang đến năng lượng cho các thiết bị. Các kết nối đầu ra gồm:

  • Đầu cắm vào bo mạch chủ (có thể gọi là Motherboard Connector): có 20 – 24 chân tùy bo mạch chủ mà máy chủ dùng. Phiên bản khác của đầu cắm có 20+4 chân và nó chỉ phù hợp với mainboard sử dụng 20 chân hay 24 chân.
  • Đầu cắm cấp nguồn cho CPU trung tâm (+12V Power Connector): có 2 loại là 4 chân và 8 chân. Hiện nay, loại 4 chân được sử dụng nhiều còn loại 8 chân chỉ phù hợp cho các bộ nguồn mới được thiết kế cho mainboard đời mới.
  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA) (Peripheral Connector): có 4 chân.
  • Đầu cắm cho ổ đĩa mềm: có 4 chân.
  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: có 4 dây.
  • Đầu cắm cho các cạc đồ hoạ cao cấp: có 6 dây.

Ngoài ra, đầu cắm cho các nguồn thế hệ cũ với chuẩn AT đã bị laoị bỏ hơn 10 năm nay nên bài viết này không đề cập đến.

Để phân biệt đường điện áp nên các đầu cắm cho mainboard cùng các thiết bị ngoại vi được kết nối cùng dây dẫn màu. Các dây dẫn này thường được trực tiếp hàn vô bản mạch của PSU. Bên cạnh đó, một vài nhà sản xuất thiết kế đầu cắm nối đến nguồn PSU.

Ưu điểm của việc cắm nối chính là bỏ bớt các dây không dùng để hạn chế dây nối trong máy chủ và hạn chế việc cản trở khả năng làm mát của thùng máy.

Theo tác giả TMA, việc cắm nối cũng có nhược điểm như có sự tiếp xúc thứ 2 trong khi đang truyền điện, gây tăng điện trở, nóng bộ phận bên trong và tiếp xúc kém làm quá trình truyền dẫn bị cản trở.

Công suất và hiệu suất

Nguồn máy chủ (PSU server) là gì? Lưu ý khi mua PSU server

Công suất nguồn máy chủ được tính trên các mặt: công suất cung cấp, công suất tiêu thụ, công suất tối đa,…Tuy nhiên, hiệu suất nguồn lại không xuất hiện trên nhãn hay không cung cấp cho người dùng khi bán ra thị trường. Do đó, bạn nên biết về công suất và hiệu suất của nó.

Công suất

Công suất tiêu thụ chính là công suất khi nguồn tiêu thụ cùng nguồn điện dân dụng và là công suất người dùng phải trả cho nhà cung cấp điện. Nó có đơn vị là W (“oát”).

Nó được tính bằng tổng công suất nguồn cung cấp cho các thiết bị máy chủ như CPU, mainboard và các thiết bị hoạt động khác. Và công suất của nó còn phụ thuộc số lượng, đặc tính của thiết bị nữa. Hơn nữa, công suất cực đại của nguồn thường sẽ lớn hơn công suất cung cấp.

Công suất cung cấp của PSU server còn phụ thuộc vào thời điểm và chế độ làm việc và nó không bình quân hay trung bình mà người dùng hay nghĩ. Sau đây là các thiết bị thường thay đổi về công suất:

  • Bộ xử lý hay còn gọi là CPU: gồm nhiều chế độ tiêu thụ nhất như: làm việc tối đa, làm việc ít hay giảm tốc độ làm việc.
  • Chipset cầu bắc (NB): tiêu thụ điện năng nhiều nhất trong mainboard (bo mạch chủ). Đặc biệt là chipset cầu bắc sẽ tốn rất nhiều năng lượng khi card đồ họa được tích hợp sẵn trong mainboard. Và chế độ đồ họa sẽ quyết định đến mức tiêu thụ.
  • Các quạt trong hệ thống: thường có công suất thay đổi nếu như cơ chế tự động điều chỉnh tốc độ phụ thuộc vào nhiệt độ của toàn hệ thống máy chủ.

Hiệu suất

Hiệu số của công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của PSU server sẽ là hiệu suất của PSU server. Hơn nữa, tất cả các thiết bị chuyển năng lượng đều không có hiệu suất 100% và năng lượng bị mất sẽ thành dạng năng lượng không mong muốn như cơ năng, nhiệt năng, từ trường hay điện trường,… Và năng lượng tiêu hao không mong muốn thường là nhất năng, từ trường, điện trường. Vì vậy, hiệu suất của nó vô cùng quan trọng.

Những điều cần biết khi mua nguồn máy chủ (server)

Nguồn máy chủ (PSU server) là gì? Lưu ý khi mua PSU server

PSU server là yếu tố vô cùng quan trọng mà nhiều người hay bỏ qua. Nó quyết định đến khả năng hoạt động của máy chủ bởi vì nó là bộ phận mang đến năng lượng cho những thiết bị bên trong. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây để sở hữu nguồn máy chủ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của bạn:

  • Tên thương hiệu, cửa hàng uy tín: bạn nên chọn nguồn từ nhà sản xuất nổi tiếng và cửa hàng uy tín để sở hữu bộ nguồn có công suất thực chuẩn và ổn định.
  • Công suất tối đa của nguồn vượt qua công suất tối đa của máy chủ: khoảng 120% bởi vì nguồn hoạt động tốt ở mức 80% công suất thiết kế để đảm bảo tuổi thọ của máy chủ. Khi bạn lắp một nguồn server không thể nào đáp ứng được yêu cầu công suất thì server của bạn sẽ không đảm bảo được sự an toàn và ổn định là cực kỳ thấp.
  • Số lượng rắc kết nối (Pin): Hiện nay có vài mainboard và card VGA cần chân cắm đặc biệt nên cần chọn PSU phù hợp.

>> Mời bạn tham khảo các nguồn server cũ tại Khoserver

Trên đây chính là thông tin về nguồn máy chủ cùng các lưu ý khi quyết định mua PSU server. Khoserver hy vọng thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn server nhé!

>> Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các bài viết sau đây:

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339