0867.119.339

Icon Icon Icon
Lắp RAM khác Bus có sao không? Có nên lắp RAM khác bus cho server

Kiến Thức Sản Phẩm

Lắp RAM khác Bus có được hay không? Có nên lắp RAM khác bus cho server

2308 02/04/2022

Bạn đang có dự định cần nâng cấp RAM cho máy tính, server của bạn và đang thắc mắc nếu lắp 2 thanh RAM khác bus có được hay không và có ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc của hệ thống máy chủ đang hoạt động?
Hãy cùng Khoserver theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời cụ thể nhất nhé!

RAM khác bus có nghĩa là gì?

Bus của RAM (bus speed) là tốc độ của RAM, được tính bằng tốc độ dữ liệu được xử lý trong vòng một giây. Bus của RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Và đặc biệt: RAM khác bus có nghĩa là 2 thanh RAM có tốc độ xử lý dữ liệu khác nhau.
Tiếp theo các bạn phải chắc chắn được hai thanh RAM cùng loại. Cùng loại ở đây là cùng DDR3, DDR3L hay DDR4. Vì hai thanh RAM cùng Bus nhưng chưa chắc đã cùng loại.

Lắp RAM khác Bus có được hay không
Ví dụ: Bạn sẽ thấy có RAM DDR3 2133MHz, cũng có RAM DDR4 2133MHz. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm RAM cho server hay máy tính bàn (thường gọi là PC) hay RAM cho laptop.

>>> Tìm hiểu thông tin về Bus RAM và cách xem Bus RAM trên máy tính của bạn

Phân loại tốc độ bus của các loại RAM

Tốc độ bus được hiểu như tốc độ truyền tín hiệu giữa CPU và RAM. Tốc độ bus càng cao thì tốc độ hoạt động của RAM càng nhanh, laptop hoạt động càng hiệu quả và ngược lại.

Lắp RAM khác Bus có được hay không
Tốc độ bus được phân loại theo từng loại RAM như sau:
RAM DDR 1:
DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100MHz bus với 1600MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133MHz bus với 2100MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166MHz bus với 2667MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.
RAM DDR II:
DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100MHz clock, 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.
DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133MHz clock, 266MHz bus với 4267MB/s bandwidth.
DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166MHz clock, 333MHz bus với 5333MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200MHz clock, 400MHz bus với 6400MB/s bandwidth.
RAM DDR III:
DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533MHz clock, 1066MHz bus với 8528MB/s bandwidth.
DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667MHz clock, 1333MHz bus với 10664MB/s bandwidth.
DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800MHz clock, 1600MHz bus với 12800MB/s bandwidth.
DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth.

>>> Xem chi tiết các loại Ram server hiện có tại Khoserver

Lắp Ram khác Bus có được hay không và tính chất hoạt động của 2 thanh RAM khác bus

Khi bạn lắp 2 thanh RAM khác bus thì vẫn có thể hoạt đồng cùng nhau, tuy nhiên, hệ thống sẽ ưu tiên chạy ở tốc độ của thanh RAM có mức bus thấp hơn.
Lúc này thanh RAM có tốc độ bus cao hơn sẽ bị đưa về chạy dùng tốc độ với thanh RAM có bus thấp hơn.

Lắp RAM khác Bus có sao không? Có nên lắp RAM khác bus cho server
Máy chủ của bạn hỗ trợ lắp tối đa bao nhiêu thanh ram thì tất cả những thanh RAM ấy cũng sẽ chạy cùng nhau ở bus RAM thấp nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm Top 3 Server Dell Rack 14G 1U giúp hệ thống máy chủ doanh nghiệp vận hành êm ái

Những điều cần lưu ý khi lắp RAM khác bus

  • Khi nâng cấp RAM cho server hoặc PC hay laptop, bạn cần lưu ý không nên mua RAM có bus cao hơn thanh RAM có sẵn vì gây lãng phí nhiều.
  • Mặt khác, nếu lắp thêm thanh RAM có bus thấp hơn thanh RAM có sẵn thì hiệu năng cũng sẽ bị giảm đi.
  • Trong một số trường hợp ngoại lệ, một vài dòng laptop chỉ chạy một số bus RAM nhất định. Vì thế, khi nâng cấp RAM bạn bên xác định bus RAM và loại RAM cụ thể nhé.

>>> Bài viết mà chúng tôi giới thiệu về Ram, có thể bạn tìm đọc ngay

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339