0867.119.339

Icon Icon Icon
Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Kiến Thức Sản Phẩm

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

539 18/06/2022

Máy trạm workstation chính là dòng máy được sử dụng phổ biến với các anh/em Designer bởi hiệu năng thiết kế, tạo dựng và cấu hình đặc biệt của nó. Với sự đa dạng cấu hình máy trạm trên thị trường ngày nay đã khiến không ít người gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một máy trạm thật sự phù hợp với nhu cầu bản thân. Trong bài viết sau đây, Khoserver sẽ mang đến cho bạn lý do dân đồ họa chọn máy trạm workstation và cách chọn máy trạm với cấu hình hiệu năng nhé!

Mục đích sử dụng máy trạm workstation

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Máy trạm chuyên đồ họa, đúng như tên của nó, nó chuyên phục vụ cho việc thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, đó chỉ là mục đích chung chung thôi, cụ thể thì thiết kế đồ họa được chia thành các ngành nghệ cháu chắt khác nhau dựa trên phần mềm cụ thể sau đây:

  • Nhóm thiết kế đồ họa 2D: bao gồm những phần mềm Photoshop, Illustrator, Indesign và Corel.
  • Nhóm thiết kế đồ họa 3D: bao gồm các phần mềm Photoshop, 3DMax, Maya, Cinema4d, Blender và Unity.
  • Nhóm kỹ xảo dựng phim bao gồm phần mềm Photoshop, After Effect, Sony Vegas, Premier và Adition.
  • Nhóm thiết kế kỹ thuật: bao gồm phần mềm Autocad, RM, Midas, 3DS MAX, Sketchup và Revit.

Nếu phần lớn công việc của bạn gắn với nhóm đồ họa 2D thì bạn nên chọn cho mình máy trạm workstation thấp hơn nhóm đồ họa 3D, và thấp hơn nhóm kỹ xảo dựng phim. Trong trường hợp bạn làm tất cả các nhóm nêu trên thì bạn nên chọn dòng máy trạm đa năng hiệu suất cao hơn. Một trong các dòng máy trạm mà bạn nên cân nhắc để sở hữu chính là HP Zbook 15 – hiệu năng ổn kèm theo giá thành phải chăng.

>> Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem thêm Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

Tại sao nên sử dụng máy trạm để thiết kế đồ họa?

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Laptop chính là dòng máy có vẻ ngoài thon gọn, trọng lượng thấp dễ dàng mang đi khắp nơi chỉ cần có wifi hay 3G là có thể làm việc rồi. Tuy nhiên, máy trạm workstation lại sở hữu những ưu điểm vô cùng vượt trội mà laptop không thể nào thay thế được. Với cùng một mức giá, hiệu năng của máy trạm lại cao hơn laptop khi xử lý các công việc năng như thiết kế đồ họa.

Nếu bạn không quan tâm lắm đến trọng lượng của máy, làm tại nhà và muốn thiết kế hình ảnh/video hiệu năng cao thì máy trạm workstation chính là dòng máy bạn nhất định phải tậu về ngay nhé!

Hoặc bạn có thể dựa trên mục đích sử dụng để quyết định dễ dàng hơn. Nếu bạn là Designer nhưng lại ít dùng phần mềm render phim ảnh hoặc tạo dựng hình ảnh 3D năng thì bạn có thể dùng laptop để xử lý các công việc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn cần dựng phim ảnh kỹ xảo nhiều, hình ảnh 3D phức tạp thì bạn không nên bỏ qua workstation. Đặc biệt là đối với nhu cầu giải trí như xem phim và chơi game thì máy trạm ăn đứt laptop chắc rồi.

>> Mời bạn tham khảo các máy trạm giá rẻ tại Khoserver

Cách lựa cấu hình máy trạm cho dân đồ họa

Đối với công ty chuyên thiết kế đồ họa hay các Designer thì rất quan trọng đến cấu hình máy bởi vì chỉ cần máy bị bất kỳ sự cố nào, ảnh hưởng deadline sẽ khiến cho điều đáng tiếc xảy ra là mất hợp đồng, mất đi uy tín và ảnh hưởng kinh tế. Do đó, việc chọn một dòng máy cấu hình mạnh mẽ, tính năng công nghệ hiện đại và độ ổn định cao chính là những yếu tố bắt buộc có của máy trạm chuyên thiết kế đồ họa. Cụ thể, để được những tiêu chí đó, máy trạm này cần đảm bảo các yếu tố sau đây:

Bộ nhớ RAM

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Nhắc đến thiết kế đồ họa thì bộ nhớ RAM phải đạt đến mức 16GB – 32Gb; đặc biệt, dùng lượng 32GB chính là dung lượng bắt buộc đối với công việc thường sử dụng phần mềm Photoshop, After Effects. Bộ nhớ RAM càng cao sẽ tương đương với băng thông càng lớn, và nó sẽ hỗ trợ bo mạch chủ tối đa. Tuy nhiên, bạn cần để ý đến bo mạch chủ của máy có khả năng hỗ trợ bao nhiêu đối với thông số bus của RAM. Nếu vượt quá mức hỗ trợ của bo mạch chủ thì nó sẽ phản tác dụng đấy!

Chẳng hạn như máy tính để bàn thường sẽ có thông số bus 2400MHz, 2666MHz, 3000MHz hay cao đến 3200MHz, còn các laptop chuyên cho thiết kế thì bus RAM cũng phải hỗ trợ từ 2400Mhz trở lên.

CPU và Bo mạch chủ

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Để xử lý các tác vụ hình ảnh nặng được diễn ra một cách suôn sẻ thì CPU phải có xung nhịp cao, có thể không cần đến đa luồng. Bạn có thể sử dụng CPU Intel i5-8400 Coffee Lake hay CPU i7-8700k. Hoặc bạn có thể dùng CPU Intel Xeon để các tác vụ có thể mạnh mẽ hơn nữa nếu có điều kiện đầu tư. Và bo mạch chủ có kah3 năng cải thiện, nâng cấp RAM, card VGA một cách tốt nhất nhé!

Ổ đĩa (HDD & SSD)

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Không gian lưu trữ sẽ lớn hơn khi máy trạm hỗ trợ ổ cứng HDD hơn 1TB và 1 ổ cứng SSD hơn 256GB; từ đó, nó giúp máy của bạn khởi động nhanh chóng, các phần mềm đồ họa load nhanh hơn. Các tập tin và truy xuất dữ liệu có độ trễ thấp.

Card đồ họa

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Việc thiết kế đồ họa tất nhiên là phải gắn liền với card đồ họa rồi nhỉ? Bạn nên chọn cho máy trạm card đồ họa NVIDIA để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ nhà sản xuất cung cấp những phần mềm đồ họa. Các phần mềm Vray, 3dmax, Sketchup và Lumion là những phần mềm phục vụ nhu cầu đồ họa hình ảnh 3D, xây dựng phim, render. Và đây chính là các phần mềm có tác vụ vô cùng phức tạp nên bạn cần chú trọng card đồ họa để có thể xử lý nhanh chóng..

Ngoài ra, chất lượng của máy trạm cũng cao hơn rất nhiều so với các máy tính chuyên đồ họa 3D, render chỉ dùng bộ xử lý. Bạn có thể chọn cho mình card màn hình GTX 1050 Ti 4GB cho những người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, còn NVIDIA GT 1030, RX 460 hoặc RX 560 là card màn hình có gái thành trung bình.

>> Nếu bạn đang cần một máy trạm chuyên cho render 3D, bạn có thể xem bài viết [Tư Vấn] Chọn cấu hình máy trạm Render 3D

Màn hình máy tính

Lý do dân chuyên đồ họa sử dụng máy trạm workstation

Việc thiết kế đồ họa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu kích thước màn hình máy tính của bạn có kích thước vừa đủ, độ phân giải Full HD trở lên. Nhờ đó, màu sắc được thể hiện đẹp, bắt mắt và hình ảnh sắc nét hơn rất nhiều.

>> Với sự hiệu năng vượt trội của workstation thì giá thành của nó cũng khá cao. Vậy có nên mua workstation cũ không?

Trên đây chính là lý do tại sao các Designer chọn cho mình máy trạm workstation để xây dựng hình ảnh, tạo dựng video. Hơn nữa, các cấu hình máy thế nào để đáp ứng được nhu cầu thiết kế đồ họa để được nêu đầy đủ bên trên. Khoserver hy vọng thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về máy trạm cũng như chọn cho mình cấu hình máy phù hợp nhất.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339