0867.119.339

Icon Icon Icon
Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Tin Công Nghệ

Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

1170 21/12/2021

Tên miền là gì không? Nó có cấu trúc và cách hoạt động ra sao? Có bao nhiêu loại? Đây chính là những câu hỏi mà hầu như doanh nghiệp nào cũng cần biết. Ngay sau đây, bạn hãy cùng Khoserver tìm đến câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Tên miền là gì?

Tên miền (domain) là gì?

Tên miền là tên hay là một địa chỉ trang web của một website được hoạt động trên nền tảng của mạng Internet. Nó đóng một vai trò như là một địa chỉ tĩnh và cố định. Nó tương tự như một địa chỉ nhà hay là một mã zip code để giúp những thiết bị định tuyến vệ tinh có thể dẫn đường cho hàng hóa lưu thông dễ dàng, trên một trình duyệt cũng cần có một tên miền để dẫn đường cho người sử dụng tới nơi có chứa website của bạn trên máy chủ web.

Hiện tại, nếu như muốn ghé thăm một trang web nào đó, người không cần phải nhập một chuỗi dài các số. Thay vào đó, thì người dùng có thể truy cập nó bằng cách nhập các tên miền dễ nhớ vào trên thanh địa chỉ của trình duyệt web.

Ví dụ: khoserver.com

Tên miền có thể là bất kỳ một sự kết hợp nào của các chữ cái cũng như các số, đồng thời cũng có thể sử dụng kết hợp được với các phần mở rộng đối với các tên miền khác nhau như .com, .net, .vn,…

>> Có thể bạn quan tâm đến máy chủ giá rẻ để phục vụ cho dịch vụ tên miền

Cấu trúc tên miền

Cấu trúc tên miền gồm những phần tử được ngăn cách bởi dấu “.”. Chẳng hạn, carly.com.vn với:

  • “carly”: tên máy chủ
  • “com”: cấp miền thứ hai
  • “vn”: miền cấp cao nhất (được gọi là miền chủ đề)

Tên miền hoạt động như thế nào?

Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Tên miền chính là một lối tắt đi đến server host website của bạn. Mỗi một tên miền (domain name) này giống như một địa chỉ nhà của bạn vì đó cũng là cách mà mọi người tìm thấy trang web của bạn trên World Wide Web.

Lý do tại sao mà lại gọi thanh trên đầu của trình duyệt web là thanh địa chỉ, bởi vì đó là nơi mà người dùng nhập tên miền để tìm một trang web muốn tìm kiếm nào đó. Nếu như một tên miền là một địa chỉ nhà thì máy chủ (hosting) chứa website của bạn sẽ được ví giống như một tòa nhà.

Khi bạn tạo lập một trang web bất kỳ, bạn phải đặt tên miền trỏ đến máy chủ thì khi mọi người muốn tìm đến trang web của bạn lúc đó họ có thể nhập tên miền vào và nó sẽ lập tức đưa họ đến địa chỉ đó. Nếu như không có tên miền, người dùng muốn tìm địa chỉ để truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP (ví dụ 100.90.80.70) của máy chủ vào. Hầu hết trong tất cả các trang web mà bạn từng truy cập thì đều có sử dụng tên miền.

>> Xem thêm: Địa chỉ IP tĩnh là gì? Những sự thật về địa chỉ IP tĩnh

Tên miền – domain name cũng có thể có khả năng đó là chuyển hướng, có nghĩa là khi người khác truy cập vào một tên miền bất kỳ nào đó, họ sẽ được đưa tới một địa chỉ với tên khác. Điều này hữu dụng trong những trường hợp tạo chiến dịch cho marketing, microsites, hay là chuyển người truy cập tới một trang nhất định trên website chính thức. Đặc biệt điều này cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc người dùng gõ tên miền bị sai lỗi chính tả, hay là gõ tắt địa chỉ tên miền. Ví dụ như nếu truy cập www.fb.com, bạn sẽ được đưa đến trang web www.facebook.com.

Các loại tên miền

Phân loại các tên miền khác nhau

Hiện nay người dùng thường quen với sử dụng tên miền là .com, tên miền này chiếm đến 46,5% thị trường tất cả các website trên toàn thế giới. Nhưng không nhất thiết phải tuân theo bất cứ tiêu chuẩn nào khi chọn mua tên miền.

Ngoài tên miền .com thì vẫn còn nhiều những tên miền khác nhau có thể lựa chọn thay thế như .org hay là .net.

Các loại tên miền phổ biến được dùng trên thị trường hiện nay thì không thể nào không kể đến những loại sau đây:

TLD – Top level domain

Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

TLD (top-level domain) – là một tên miền cấp cao nhất, là phần mở rộng phía sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền (domain name), có thể hiểu ở một khía cạnh khác khác thì nó nằm ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên Internet tính từ phải sang trái. TLDs được định vị vị trí của nó cao nhất trên hệ thống, các TLDs phổ biến nhất phải kể đến là .com, .org, .net và .edu. Danh sách tên miền của một TLDs được quản lý chặt chẽ bởi một tổ chức được gọi là Internet Assigned Numbers Authority (IANA). Tổ chức IANA này có danh sách TLDs bao gồm cả ccTLDs và gTLDs.

Loại tên miền TLDs có thể được chia thành hai loại khác như: các tên miền cấp cao nhất của một quốc gia (ccTLDs) và tất cả các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như chúng ta thường thấy. Nếu bạn có ý định đi theo hướng kinh doanh chuyên nghiệp và sẽ sử dụng website lâu dài. Hãy đừng suy nghĩ mà hãy chọn luôn gTLD hoặc ccTLD.

CCTLD – Country- Code top- Level domain

Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Đây là loại tên miền cấp cao nhất của một quốc gia. ccTLDs – country-code top-level domain là một loại tên miền khác của TLDs được sử dụng trong trường hợp xác định một quốc gia cụ thể nào đó. Ví dụ như .us cho United States (Mỹ) và .vn cho Việt Nam. Những tên miền này thường được sử dụng bởi các công ty có site riêng cho một phân khúc thị trường nhất định và là dấu hiệu nhận biết cho thấy người dùng đã truy cập đúng địa chỉ quốc gia của một công ty nào đó cần tìm.

gTLDs – Generic top- level domain

Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Đây là một tên miền cấp cao chung. gTLDs – generic top-level domains là một top-level domain quan trọng nhất mà không bị phụ thuộc vào mã quốc gia nào.

Trong loại tên miền này bao gồm các tên miền nổi tiếng như .com, .org và .net. Một số tên miền mới nổi cũng được gọi tên như: .xyz, .biz, .tech, .club, .online, .shop, và cuối cùng là tên miền .store.

Đối với tên miền là .net, thì lúc ban đầu tên này dự định dành cho các nhà cung cấp internet (ISPs) nhưng sau này nó được mọi người dùng cho mọi mục đích khác nhau. Còn về tên miền .org thì được dành cho các tổ chức phi chính phủ sử dụng nhưng trên thực tế thì tên miền này cũng không có ràng buộc nào.

Có nghĩa là, do những đặc thù của internet, mà trang web của bạn không cần phải thỏa mãn bất cứ tiêu chí nào để đăng ký được một tên miền gTLD. Đây cũng chính là một lý do vì sao tên miền .com không hẳn là được dành riêng cho mục đích thương mại (commercial).

Chọn tên miền như thế nào?

Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Khi chọn tên miền, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Tên miền càng ngắn càng tốt: Tên miền ngắn gọn bao hàm ngành nghề kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, việc ngắn gọn sẽ giúp khách hàng dễ nhớ đến bạn hơn.
  • Ưu tiên cho tên miền cấp 1: Nếu bạn chỉ muốn đăng ký 1 tên miền thì bạn nên ưu tiên cho tên miền cấp 1 như: .com => .vn, .net, .org, .info => .com.vn, .net.vn, .edu.vn.
  • Chọn tên miền trùng với ngành nghề, từ khóa của bạn.
  • Chọn tên miền theo sản phẩm: Nếu bạn bán ít sản phẩm từ 1-2 dòng sản phẩm thì nên đặt theo sản phẩm.
  • Gắn thương hiệu vào tên miền: Nếu các tên miền trên bị hết thì bạn có thể gắn theo thương hiệu sản phẩm.
  • Tên miền theo địa danh: Nếu bạn cung cấp sản phẩm chủ yếu một khu vực thì bạn có thể đặt theo địa danh.
  • Tránh tên miền có ký tự rắc rối, gây hiểu lầm: Không nên dùng Domain có dấu “-” hay các tên miền phát sinh lỗi như dudu.com (người dùng sẽ gõ thành đuu.com)
  • Mua bủa vây tên miền: nếu bạn đã lựa chọn tên miền nào làm trang web chính cho bạn thì bạn có thể đăng ký các đuôi phổ biến còn lại. Với mục đích đơn giản là tránh nhầm thương hiệu khi người khác mua hay tránh bị đối thủ chơi xấu.
  • Ưu tiên tên miền có tuổi đời lâu năm: Bạn có thể hiểu tên miền này là từ chủ cũ không còn sử dụng nữa.
  • Cuối cùng là bạn nên kiểm tra lại tên miền: tránh việc bị Ban Google Adsense bởi vì bạn sẽ không thể quản cáo google khi tên miền đó bị sandbox.

Cách đăng kí tên miền

Tên miền (Domain) là gì? Chúng hoạt động như thế nào?

Nếu bạn muốn đăng ký tên miền thì bạn cần thực hiện 3 bước dưới đây:

Bước 1: Xác định tên miền bạn muốn đăng ký và kiểm tra nó.

Tên miền quốc tế: .com; .edu và .net.

Tên miền mã quốc gia: .vn; .com.vn; .edu.vn

Bước 2: Thực hiện các thủ tục đăng ký.

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn tên miền muốn đăng ký trong menu. Khi bạn được thông báo rằng tên miền này chưa có ai đăng ký trước đó thì bạn có thể đăng ký tên miền đó trong vòng 12 tháng. Sau 12 tháng, bạn cần đăng nhập gia hạn thêm để sử dụng web.

Bước 3: Quản lý tên miền

Sau khi hoàn tất việc đăng ký tên miền, bạn cần đăng ký tài khoản Freenom để có thể quản lý tên miền mình đã mua. Sau đó, bạn chỉ cần thay đổi record và trỏ domain về hosting, server là có thể quản lý được rồi.

Bước 4: Đổi DNS tên miền về Hosting

Và trường hợp này càng cần thiết khi bạn đang sử dụng hosting miễn phí, bạn cần nhanh chóng đổi tên server của mình.

Câu hỏi thường gặp về tên miền

Tên miền có bị trùng không?

Bạn nên biết rằng tên miền chính là địa chỉ duy nhất trên mạng Internet. Do đó, tên miền sẽ không bị trùng lặp. Nếu bạn trả phí cho việc duy trì nó đúng thời hạn thì tất nhiên nó sẽ không bị mất nhé!

Số lượng tên miền (domain) có thể mua là bao nhiêu?

Số lượng tên miền bạn có thể mua là không giới hạn; do đó, bạn có thể mua rất nhiều tên miền.

Tuy nhiên, theo chính sách ICANN ở quốc tế cùng VNNIC ở Việt Nam, sẽ xảy ra giới hạn mở rộng tên miền, mục đích sử dụng và thương hiệu của bạn.

Chẳng hạn: bạn mở web bán quần áo mà lại dùng tên miền .edu.vn là vô lý.

Trên đây chính là thông tin về tên miền mà bạn cần biết, Khoserver hy vọng bạn có thể hiểu hơn về tên miền và chọn cho mình một tên miền phù hợp.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339