0867.119.339

Icon Icon Icon
DDoS Server là gì? Cách phòng chống DDos Server hiệu quả

Tin Công Nghệ

DDoS Server là gì? Cách phòng chống DDos Server hiệu quả

604 25/07/2022

Có phải bạn đang lo lắng về những đợt tấn công DDoS và tìm cho mình những cách phòng chống hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho bạn. Hãy cùng tham khảo qua nhé.

DDoS Server là gì?

DDoS Server là những cuộc tấn công này nhằm làm sập server hoặc mạng. Hình thức tấn công này là tên gọi khác của tấn công từ chối dịch vụ. Bạn có thể hiểu đơn giản là cuộc tấn công được gây nên bằng việc tạo ra 1 lượng truy cập ảo ồ ạt vào 1 địa chỉ website tại cùng 1 thời điểm. Điều này nhằm tấn công vào máy chủ lưu trữ khiến hệ thống máy chủ quá tải không thể chạy được nữa.

tấn công ddos là gì

Tác hại của DDoS Server là gì?

Sau đây là những hậu quả điển hình mà DDoS Server gây ra:

  • Máy chủ bị sập dẫn đến người dùng không truy cập được.
  • Tốn chi phí để khắc phục sự cố.
  • Gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc do hệ thống bị gián đoạn.
  • Ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm khách hàng.
  • Có thể dẫn đến việc lấy trộm tiền bạc, dữ liệu khách hàng của công ty.

Cách phòng chống DDoS Server hiệu quả nhất

Khắc phục lỗ hổng bảo mật của server

Cách tốt nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS Server là đảm bảo không có lỗ hổng bảo mật nào trên server. Bảo mật server bởi một mạng lưới mạnh mẽ sẽ hạn chế khả năng bị tấn công DDoS.

Tăng dung lượng băng thông

Lý do chủ chốt khiến website bị sập chính là không đủ lưu lượng để xử lý các truy cập từ DDoS. Nâng cấp thêm băng thông và tăng dung lượng server cũng là một cách rất tốt.

Bảo vệ máy chủ DNS

Một cách hiệu quả nữa để phòng chống DDoS là đặt các máy chủ DNS ở các trung tâm dữ liệu khác nhau. Hoặc muốn tốt hơn nữa, hãy chuyển DNS sang nền tảng cloud.

Phân tán cơ sở hạ tầng

Phân tán các server về mặt địa lý thì sẽ phần nào giúp cho các server không bị ảnh hưởng cùng 1 lúc bởi tấn công DDoS. Tất nhiên các trung tâm này phải có hệ thống load balancing tốt nhằm phân tán được các lưu lượng giữa chúng. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu các trung tâm này nằm ở nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau.

Sử dụng WAF và CDN

WAF là một dạng tường lửa cho ứng dựng web. WAF có thế phát hiện và ngăn chặn tấn công DDoS bằng cách theo dõi lưu lượng bất thường và ngăn chặn chúng.

CDN là mạng lưới phân phối nội dung. Nó có thể cân bằng lưu lượng trên website bằng cách phân bố chúng trên các máy chủ khác nhau trên toàn cầu.

Xem thêm:

Các cuộc tấn công DDoS Server sẽ gây không ít những phiền toái. Nhưng nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn có thể ngăn chặn hoặc ứng phó nó một cách dễ dàng. Trên đây là một vài cách giúp bạn phòng chống các đợt tấn công DDoS. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ website.

Nguồn tổng hợp

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339