0867.119.339

Icon Icon Icon
DNS là gì? Các loại DNS thường gặp

Kiến Thức Sản Phẩm

DNS là gì? Các loại DNS thường gặp

1172 27/06/2022

Đối với người mới bắt đầu ngành mạng và máy tính, DNS là một khái niệm mới mẻ và rất khó hiểu. Qua bài viết này, Kho Server sẽ tìm hiểu khái niệm DNS là gì? Cách chức năng DNS thế nào cũng như bao gồm các loại nào? Cùng theo dõi nhé!

DNS là gì?

DNS (Domain Name System) được hiểu là hệ thống phân giải tên miền có thể được giải thích là một hệ thống giúp con người và máy tính có thể “giao tiếp” với nhau một cách dễ dàng hơn. Nghĩa là, đây là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website, chuyển từ dạng www.tenmien.com sang dạng địa chỉ IP tương ứng với tên miền và ngược lại, để máy tính có thể hiểu được.

DNS là gì

Tìm hiểu chi tiết về tên miền qua bài viết: Tên miền (Domain) là gì?

Vai trò của DNS Server

DNS có nhiều vai trò, chức năng quan trọng được thể hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến những vai trò của DNS trong phân giải tên miền.

Domain name system cũng giống như một cuốn danh bạ điện thoại. Nghĩa là thay vì bạn phải nhớ hàng tá số điện thoại với một đống con số, thì bạn chỉ cần nhớ tên của chủ nhân số điện thoại thôi. Mà trong trường hợp, thì số điện thoại sẽ tương ứng với địa chỉ IP của Website, còn tên chủ nhân chính là tên miền của website đó.

Vậy nên chức năng của DNS được ví như một ” thông dịch viên” cùng với chức năng truyền đạt thông tin. DNS chuyển tên miền thành địa chỉ IP bao gồm 4 nhóm số khác nhau. 

Khi được DNS trợ giúp như vậy, trình duyệt sẽ đọc hiểu và cho phép đăng nhập. Khi người dùng đăng nhập vào một website bất kì mà không cần phải nhập một loạt số địa chỉ IP lưu trữ. Chỉ cần nhập tên của trang web và trình duyệt sẽ tự động nhận dạng trang web đó. 

Ví dụ, khi bạn gõ “www.google.com” vào trình duyệt, máy chủ DNS sẽ lấy địa chỉ của máy chủ Google là “74.125.236.37”. Sau đó, bạn sẽ thấy trang home của Google tải trang trên trình duyệt mà bạn đang sử dụng. Đó là quá trình phân giải DNS.

Địa chỉ IP vẫn được sử dụng làm nền tảng kết nối và được kết nối thông qua các thiết bị mạng. Các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua DNS, là nơi phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Bên cạnh đó, có thể tải một trang web bằng cách nhập trực tiếp địa chỉ IP miền của trang web này.

Cơ chế hoạt động của DNS

Như đã nói, DNS Server là một hệ thống phân giải tên miền, và hệ thống nào cũng có quy tắc làm việc của riêng nào đó. Bước đầu là một truy vấn để lấy thông tin được gọi là “DNS query” .

cơ chế hoạt động dns

Quay về với ví dụ tìm kiếm website www.google.com trong web browser nhé!

  1. Đầu tiên, DNS server sẽ tìm thông tin phân giải trong file hosts – tức file text trong hệ điều hành, chịu trách nhiệm chuyển hostname thành IP.
  2. Nếu không thấy thông tin, nó sẽ quay về tìm trong cache – bộ nhớ tạm của phần cứng hay phần mềm. Nơi phổ biến nhất thường lưu thông tin này chính là bộ nhớ tạm của trình duyệt và bộ nhớ tạm ISP (Internet Service Providers).
  3. Nếu không nhận được thông tin, bạn sẽ thấy mã bị lỗi hiện lên.

Phân loại DNS Server

Hiện nay, DNS Server có hai loại chính tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền, đó là Root Name Server và Local Name Server với nhiều đặc điểm, cấu tạo, cách dùng khác nhau. 

Root Name Server

Cũng thường được gọi là Name Server. Root Name Server được biết đến máy chủ tên miền chứa các thông tin để tìm các máy chủ tên miền là máy chủ lưu trữ (authority) cho các miền cấp cao nhất (top-level-domain). Đây là Server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc, DNS hoàn toàn có thể đưa truy vấn để tìm kiếm các máy chủ của các miền thấp hơn.

Cụ thể, máy chủ định danh miền cấp cao nhất có thể cung cấp thông tin địa chỉ máy chủ có thẩm quyền cho miền cấp hai có chứa tên miền mong muốn. Quá trình tìm kiếm tiếp tục cho đến khi một máy chủ được tìm thấy. Quyền hạn của chủ thể tên miền đối với miền. Theo cơ chế hoạt động này, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ tên miền nào trong không gian tên miền.

Một điểm nổi bật nữa, việc tìm kiếm tên miền luôn bắt đầu bằng các truy vấn đến máy chủ ROOT, nếu máy chủ tên miền không hoạt động ở mức ROOT, hoạt động tìm kiếm sẽ không được thực hiện.

Local Name Server

Server này chứa thông tin, để tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền thấp hơn. Local Name Servers thường được sử dụng và duy trì bởi các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs).

Cách sử dụng DNS

Vì tốc độ của DNS khác nhau, nên người sử dụng có thể tự chọn DNS server cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng, người dùng không cần phải điền địa chỉ DNS vào kết nối mạng của mình. 

Còn nếu trong trường hợp sử dụng máy chủ DNS khác, lúc bày bạn sẽ phải điền địa chỉ cụ thể của máy chủ đó vào. 

Cách thay đổi địa chỉ DNS như sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn vào phần Control Panel, nhấn Start Menu lên sau đó gõ Control Panel là thấy.

Bước 2: Tại đây bạn truy cập vào View network status and tasks.

Bước 3: Sau đó truy cập vào mạng internet bạn đang sử dụng

Bước 4: Tiếp theo nhấn vào phần Properties, nơi đây sẽ cho phép chúng ta thay đổi DNS máy tính.

Bước 5: Bạn sẽ thấy có một phần tên là Internet Protocol Version 4, hãy nhấn vào đó.

Bước 6: Trong Internet Protocol Version 4 lựa chọn Use the following DNS server addresses và tiến hành đổi DNS tại đây.

cách sử dụng dns

Cuối cùng nhấn vào OK để xác nhận thiết lập vừa rồi, như vậy là chúng ta đã hoàn tất công đoạn thay đổi DNS.

Xem thêm:

Bài viết trên chia sẻ đến bạn chi tiết các khái niệm về DNS là gì, vai trò và cơ chế hoạt động cũng như cách sử dụng DNS. Hy vọng Kho Server mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng internet.

Nếu bạn có nhu cầu mua máy chủ thanh lý giá rẻ, linh kiện máy chủ cũ, mời bạn tham khảo các sản phẩm tại Kho Server nhé. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339