0867.119.339

Icon Icon Icon
Giới thiệu CPU Core i và các loại CPU trên thị trường

Kiến Thức Sản Phẩm

Giới thiệu CPU Core i và các loại CPU trên thị trường

543 25/08/2022

Tập đoàn Intel từ xưa tới nay luôn là hãng đi tiên phong trong việc sử dụng các ký tự đằng sau mã CPU. Điều đó giúp họ phân biệt được các CPU có sự phân cấp rõ ràng. Với số lượng chip ra hàng năm nhiều vô số kể, bạn đã hiểu hết được những thông số cần thiết thông qua tên của từng sản phẩm chip Intel chưa?

Trong bài viết này, Khoserver sẽ thông tin đến quý bạn đọc cùng tìm hiểu ý nghĩa các dòng Core i của CPU Intel nhé.

Core là gì?

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất lúc này có lẽ là “Core i là gì?”. “Core” là một thuật ngữ mà nhờ nó, người dùng có thể biết được các thông số cơ bản của bộ vi xử lý. Qua đó, người dùng sẽ chọn được CPU phù hợp với nhu cầu cá nhân. Core được intel sử dụng cho tất cả các dòng vi xử lý ở mọi phân khúc và được sử dụng trong tất cả các loại máy tính như : PC , CPU Laptop , Máy trạm.

Trên thị trường có rất nhiều loại core khác nhau. Loại core đầu tiên của Intel chính là core Duo, core 2 Duo. Các Core này được sử dụng rất phổ biến trên PC, laptop vào những năm 2006 đến 2008.

Thế hệ hiện nay đã hiện đại hơn và nhu cầu về sử dụng máy tính của con người ngày càng được nâng cao hơn. Chính vì thế intel cũng cho ra đời nhiều sản phẩm Core mới hơn, cao cấp hơn như: core i3, core i5, core i7, core i9 để thay thế cho các phiên bản đã cũ trước đó.

Ví dụ, nếu bạn có trên tay con chip core i7, có nghĩa con chip này sẽ có những thông số về số nhân, số luồng, nhịp xung của dòng i7.

Intel có quy chuẩn riêng về cách đặt tên

Cách đặt tên của Intel luôn bắt đầu bằng thương hiệu của dòng chip xử lý, hiện nay là Intel Core, Intel Pentium, Intel Celeron và Intel Xeon (dòng này chủ yếu dùng cho server, máy trạm, bạn sẽ ít thấy). Ngày xưa có thêm Intel Atom nữa. Trong số này, Intel Core sẽ là cái phổ biến nhất khi bạn đi mua máy tính, dù là tự ráp máy bàn hay laptop.

Bắt đầu với chữ số đứng sau “Core i”

Giới thiệu CPU Core i và các loại CPU trên thị trường

Với những con số đứng sau chữ “i” nó cho chúng ta biết được hiệu năng bao quát của vi xử lý. Dưới đây là thông tin về những con số đó:

Chip Core i3

Chip Core “i3” là một trong những con chip đời cũ và có khả năng xử lý kém với mức giá thành rẻ. Nhìn chung nó sẽ có hiệu năng ổn định khi bạn sử dụng các loại máy tính văn phòng hoặc là công sở.

Chip Core i5

Con chip Core “i5” là con chip thuộc vi xử lý tầm trung. Nó sử dụng 4 nhân 8 luồng và là con chip phổ biến hiện nay.

Chip Core i7

Hiện nay chip Core “i7” thường được sử dụng tại những dòng máy cao cấp. Nó mang đến tốc độ xử lý nhanh chóng, thích hợp cho bạn trong quá trình chơi các game nặng hoặc là thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.

Core I7 được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng nên có thể xử lý một lúc nhiều luồng dữ liệu khác nhau. Chính vì thế mà core i7 thường được sử dụng cho các dòng máy tính, laptop cấu hình mạnh ở phân khúc trung cấp, cao cấp như Ultrabook, laptop dành cho doanh nhân, những người chơi game tốc độ cao và làm đồ họa.

Chip Core i9

Trên thị trường hiện nay thì con chip Core “i9” là chip cao nhất với xung nhịp mạnh nhất. Nó đáp ứng được tất cả các tác vụ nặng và thường sử dụng cho người làm nghệ thuật hay thiết kế chuyên nghiệp. Đồng thời mức chi phí cho những sản phẩm con chip Core i9 cũng rất cao.

Kiểm tra CPU trên máy tính của bạn

Nếu bạn muốn biết CPU trên máy tính của bạn đang sử dụng CPU loại nào. Khoserver giới thiệu bạn 1 phần mềm mà hay kiểm tra phần cứng máy tính CPU máy tính như : CPU-Z

Một vài thống số kỹ thuật cần biết của các dòng CPU Core i

Giới thiệu CPU Core i và các loại CPU trên thị trường

Số nhân – Core

Nghĩa là số lượng vi xử lý, core càng có nhiều nhân thì tốc độ xử lý càng mạnh mẽ.

Số luồng – thread

Là số lượng đường truyền được trang bị cho core dẫn tới vi xử lý và ngược lại. Core nào càng có nhiều đường truyền thì dữ liệu sẽ càng được xử lý hay luân chuyển nhanh hơn.

Xung nhịp – Ghz

Xung nhịp ở đây chính là tốc độ xử lý của CPU. Số xung nhịp càng lớn thì CPU càng mạnh và lượng nhiệt được tỏa ra càng cao hơn.

Xem thêm : Tốc độ Xung nhịp CPU Ghz là gì? CPU server có cần quan tâm đến xung nhịp

Turbo boost – ép xung

Là công nghệ ép xung tự động, tùy vào nhu cầu của mình mà người sử dụng lựa chọn loại Core có Turbo boost phù hợp. Ví dụ: nếu bạn chỉ cần lướt web thông thường thì nên sử dụng CPU có xung nhịp hoạt động thấp để tiết kiệm điện. Nhưng nếu bạn sử dụng máy tính với mục đích chơi game thì nên lựa chọn loại Core có xung nhịp cao hơn.

Hyper – theading

Là công nghệ siêu phân luồng được sử dụng để cung cấp 2 luồng cho mỗi nhân. Qua đó làm tăng gấp đôi khả năng xử lý các dữ liệu.

Cache – Bộ nhớ đêm

Đây chính là bộ nhớ đệm giữa CPU và Ram. MB cache càng lớn thì càng giúp lưu được nhiều dữ liệu đồng thời giúp làm giảm bớt thời gian lấy dữ liệu từ CPU và RAM đồng thời làm tăng tốc độ xử lý dữ liệu.

CPU dành cho phân khúc Máy Chủ

Ngoài CPU Core i ra thì nhà Intel vẫn còn sản xuất thêm dòng CPU chuyên dụng cho Server và Workstation chính là CPU Xeon.

CPU Xeon xử lý được đa nhiệm và nhiều tác vụ cùng một lúc kèm một đồ bền sử dụng liên tục hằng tuần, hằng tháng, hằng năm mà không gặp vấn đề gì trong quá trình sử dụng.

Xem thêm : CPU Xeon là gì? So sánh Xeon và Core i loại nào phù hợp dành cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các linh kiện server cũ khác vui lòng liên hệ:

Websitehttps://khoserver.com

Hotline0867.119.339

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339