0867.119.339

Icon Icon Icon
Các loại kết nối trong hệ thống mạng LAN

Tin Công Nghệ

Mạng LAN là gì? Công dụng và những lợi ích của LAN

2462 23/12/2021

Thuật ngữ LAN (hay được gọi là mạng LAN) đang được dùng phổ biến đối với các dòng máy tính để bàn hay những laptop cá nhân. Vậy bạn có biết mạng LAN là gì? Công dụng của mạng LAN khi được kết nối? Hãy cùng Kho Server tìm hiểu ngay qua bài viết sau. 

Mạng LAN là gì?

LAN (Local Area Network) được gọi với từ ngữ thuần việt là mạng máy tính nội bộ, trong chuẩn giao tiếp này cho phép các máy tính có thể kết nối với nhau để cùng làm việc trên một hệ không gian và chia sẻ dữ liệu cho nhau. Loại kết nối này thông qua sợi cáp LAN hoặc wifi trong một không gian hạn chế. Chính vì điều đó mạng LAN chỉ được sử dụng trong một phạm vi giới hạn như: phòng làm việc, trong nhà, hay trong trường học…

Mạng LAN là gì?
Mạng LAN là gì?

Cổng mạng LAN có phải để kết nối trên máy tính hay laptop là gì?

Có bao giờ chúng ta thắc mắc là “để dùng được mạng LAN, thì cần làm gì và cần có những gì?” để kết nối trên Laptop chúng ta cần có một cổng kết nối gọi là “cổng mạng LAN”. 

Vì kết nối không dây đã ra mắt và phổ biến rộng rãi sau kết nối có dây nên những kết nối có dây như mạng LAN thường được gọi bằng tên khác nhau như: cổng kết nối mạng RJ45 trên laptop, cổng mạng LAN, cổng LAN.

Mạng LAN có thể liên kết với những mạng cục bộ khác thông qua đường thuê bao, dịch vụ thuê bao, hoặc thông qua mạng internet sử dụng công nghệ VPN.  Tùy thuộc vào cách tạo ra và đảm bảo các liên kết và mức độ giới hạn địa lý của mạng, hệ những mạng LAN này có thể trở thành một mạng liên kết chủ (MAN) hoặc Mạng liên kết trên diện rộng (WAN), hoặc một phần nhỏ của Mạng toàn cầu.

Các loại kết nối trong hệ thống mạng LAN

Giống như đã nói ở trên, các thiết bị trong cùng mạng LAN có thể kết nối và liên kết với nhau thông qua những sợi cáp mạng. Các mạng LAN có thể cùng kết nối với nhau tạo để tạo thành một hệ thống mạng lưới rộng lớn hơn được gọi là WAN (Wide Area Network) mạng liên kết trên diện rộng và để giao tiếp được với nhau, các thiết bị này thường được kết nối với một hoặc vài bộ phát wifi (Router).

Cuối cùng, hệ thống mạng nội bộ (LAN) còn có thể được thiết lập bằng hệ thống cổng kết nối không dây (Wireless) và được gọi chung với tên gọi là WLAN (Wireless LAN), hay chúng ta thường gọi là Wifi.

Các loại kết nối trong hệ thống mạng LAN
Các loại kết nối trong hệ thống mạng LAN

Tips: Bạn đã biết hệ điều hành dùng để làm gì chưa? 

Cấu tạo của một mạng LAN bao gồm những gì?

Trong một mạng LAN tiêu chuẩn bao gồm những thành phần chủ yếu như: dây cáp, điểm truy cập, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến Router, và một số thành phần khác cho phép việc kết nối với một bộ máy chủ nội bộ, máy chủ web hay các mạng LAN khác thông qua hệ thống mạng diện rộng.

Sống trong thời đại của sự gia tăng ảo hóa cũng thúc đẩy được sự phát triển của các hệ mạng LAN ảo, cho phép những quản trị viên mạng nhóm hay các nút mạng một cách hợp lý nhất và phân vùng hệ thống mạng của họ mà không cần thay đổi bất kỳ cơ sở hạ tầng lớn nào.

Phân loại các mạng LAN khác nhau

Trong nhóm mạng LAN được phân thành hai loại: mạng LAN ngang hàng, mạng LAN máy khách/máy chủ.

Mạng LAN của máy khách/máy chủ

Trong hệ thống Mạng LAN của máy khách/máy chủ bao gồm một số thiết bị của máy khách được kết nối với một máy chủ trung tâm. Máy chủ này quản lý và lưu trữ tệp, cho phép truy cập ứng dụng, truy cập thiết bị và cung cấp lưu lượng mạng. Máy khách kết nối máy chủ có thể là bất kỳ loại thiết bị nào được kết nối và chạy hoặc truy cập các ứng dụng hoặc Internet. Máy khách dùng để kết nối với máy chủ bằng cáp hoặc thông qua kết nối không dây.

Thông thường những bộ ứng dụng có thể được lưu trữ lại trên máy chủ LAN. Người dùng có thể truy cập bất kỳ cơ sở dữ liệu, email, chia sẻ tài liệu, in ấn và các dịch vụ khác thông qua các ứng dụng được cài đặt chạy trên máy chủ LAN, với quyền truy cập đọc và ghi do quản trị mạng hoặc CNTT duy trì. Ngoài ra hầu như các mạng từ trung bình đến lớn được dành cho doanh nghiệp, chính phủ, nghiên cứu và giáo dục đều là mạng LAN dựa trên hệ thống máy khác/máy chủ.

Phân loại các mạng LAN khác nhau
Phân loại các mạng LAN khác nhau

Mạng LAN ngang hàng

Trong hệ thống mạng LAN ngang hàng không tồn tại máy chủ trung tâm và không thể xử lý những khối lượng công việc nặng như mạng LAN máy khách/máy chủ có thể làm, chính vì vậy chúng thường có kích thước nhỏ hơn. Trong hệ thống mạng LAN ngang hàng, mỗi thiết bị được chia sẻ như nhau trong một hệ hoạt động của mạng. Các thiết bị dùng để chia sẻ tài nguyên và dữ liệu được kết nối thông qua hệ thống mạng có dây hoặc không dây với một bộ chuyển mạch hoặc bộ định tuyến. Hầu hết các mạng mà gia đình sử dựng là mạng ngang hàng.

Yêu cầu kết nối

Để tạo và sử dụng được mạng nội bộ (LAN) thì cần có một thiết bị làm máy chủ (sever), một số thiết bị hỗ trợ cho kết nối và cuối cùng là các máy khách. Hệ thống này sẽ coi như máy chủ là trung tâm phân chia dữ liệu, tài nguyên và cấp quyền truy cập cho các máy khách.

Trước khi tạo được mạng LAN, chúng ta cần chắc chắn rằng tất cả các thiết bị đều được tích hợp sẵn sàng card mạng NIC (Network Interface Card). Card mạng này được xem là bộ thu phát những tín hiệu mạng mang lại cho các thiết bị muốn kết nối với mạng LAN, card mạng này thường được tích hợp sẵn có trong laptop, máy tính, …

>>> Các bài khác liên quan:

Công dụng và những lợi ích của mạng LAN

Công dụng

Mạng LAN là hệ thống mạng có ý nghĩa rất lớn và cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đối với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào muốn quản lý dữ liệu nội bộ, kết nối, liên lạc với nhau đều phải thông qua hệ thống mạng LAN.

Mạng lam không chỉ phục vụ trên máy tính hay laptop, mà còn giúp các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng có thể dễ dàng truy cập và kết nối internet bất kỳ lúc nào.

Lợi ích

Những ưu điểm của mạng LAN cũng giống như bất kỳ ưu điểm của nào nhóm thiết bị được nối mạng với nhau. Tất cả các thiết bị đều có thể sử dụng được một kết nối Internet duy nhất, hãy cùng chia sẻ tệp với nhau, kết nối với máy in dùng chung, được truy cập và có thể được kiểm soát bởi nhau.

Mạng LAN được sử dụng phát triển vào những năm 1960 đầu tiên là dùng với mục đích là để sử dụng cho các trường cao đẳng, các trường đại học và những cơ sở nghiên cứu (ví dụ như được sử dụng trong NASA), mạng LAN chủ yếu để kết nối máy tính với máy tính khác. Cho đến năm 1973 khi công nghệ Ethernet phát triển (tại Xerox PARC), được thương mại hóa vào năm 1980 và tiêu chuẩn hóa năm 1983 thì mạng LAN mới bắt đầu được sử dụng phổ biến rộng rãi.

Công dụng và những lợi ích của mạng LAN
Công dụng và những lợi ích của mạng LAN

Mặc dù những lợi ích của việc kết nối các thiết bị với mạng LAN luôn được hiểu rõ ràng, nhưng phải đợi cho đến khi công nghệ Wifi được triển khai rộng rãi, thì mạng LAN mới trở nên phổ biến và nâng tầm quan trọng trong hầu hết mọi loại môi trường. Vào thời đại hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ (LAN) hay trường học sử dụng mạng LAN mà còn cả những nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng nhỏ lẻ cho đến các hộ gia đình cũng có xu hướng sử dụng hệ thống mạng nội bộ này.

Hiện tại kết nối không dây cũng đã mở rộng đáng kể trên các loại thiết bị có thể kết nối với hệ thống mạng LAN. Thời gian giờ đây, gần như tất cả mọi thứ có thể tưởng tượng đều có thể được “kết nối”, từ PC cho tới máy in hay đến cả những điện thoại thông minh thậm chí còn kết nối được cả trên TV thông minh, dàn âm thanh nổi, loa, ánh sáng, bộ điều nhiệt, rèm che cửa sổ, khóa cửa, camera an ninh, máy pha cà phê, tủ lạnh, đồ chơi, những thiết bị có công nghệ thông minh đều có thể được kết nối.

Thủ thuật: Hướng dẫn sửa lỗi code 43 “Windows has stopped this device because it has reported problems” trên Windows

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339