Tin Công Nghệ
Máy chủ là gì? Tại sao nên sử dụng server trong doanh nghiệp
Máy chủ – một cái tên được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Để có cái nhìn tổng quát về sản phẩm này. Khoserver mời bạn cùng tham khảo ngay những thông tin bên dưới.
Mục lục
Máy chủ (server) là gì?
Máy chủ hay còn gọi là server được hiểu theo 3 nghĩa như sau:
- Là một máy tính được kết nối mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh và có năng lực xử lý cao.
- Là một hệ thống đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch dịch vụ mạng.
- Là một chương trình máy tính, được hoạt động như một dịch vụ để phục vụ những nhu cầu hay yêu cầu từ những chương trình khác.
Server là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ dịch vụ nào trên internet như website, ứng dụng, trò chơi,… Muốn vận hành đều phải thông qua một server nào đó.
Những loại server phổ biến hiện nay
Căn cứ theo phương pháp tạo ra server
Server vật lý riêng (Dedicated server): là một máy server chạy với phần cứng, và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như: HDD, CPU, RAM, Card mạng
Xem thêm: Dedicated server là gì
Server đám mây (Cloud Server): được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây. Được kết hợp từ nhiều server vật lý khác nhau cùng hệ thống lưu trữ SAN. Ưu điểm của loại này là tốc độ truy xuất nhanh chóng, vượt trội.
Server ảo (Virtual Private Server – VPS): được tạo thành nhờ công nghệ ảo hóa phần cứng, để chia tách từ một server vật lý thành nhiều máy ảo khác nhau có chức năng tương tự như một máy vật lý bình thường.
Xem thêm: Máy chủ ảo là gì? Những điều cần biết về máy chủ ảo
Căn cứ vào chức năng của máy chủ
Máy chủ web (Web Server): phục vụ người dùng mua hàng như các site amazon, taobao, google shopping, phục vụ người dùng đọc tin tức …vv), được sử dụng cho việc cung cấp văn bản và hình ảnh đơn giản, chẳng hạn như tải lên và sao lưu tệp trực tuyến thông qua dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc dịch vụ sao lưu trực tuyến.
Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server): được cài đặt các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, giúp cho việc quản lý, xử lý và truy xuất tài liệu dễ dàng hơn.
Máy chủ Email (Email Server): hỗ trợ việc gửi và nhận mail (gmail, yahoo mail, yandex, amazon email service).
Máy chủ FTP (FTP Server): hỗ trợ di chuyển các tệp, thông qua giao thức truyền tải tệp tin, có thể truy cập từ xa thông qua các phần phần mềm FTP chuyên dụng.
Máy chủ DHCP (DHCP Server): nhiệm vụ chính là cấp phát địa chỉ IP cho các thiết bị tham gia vào mạng.
Máy chủ DNS (DNS Server): là hệ thống phân giải tên miền.
Máy chủ trò chơi (Game Server): phục vụ cho các trò chơi.
Máy chủ ứng dụng (Application Server): dùng để chạy các phần mềm quản lý ERP, phần mềm CRM trong doanh nghiệp, cũng có thể hiểu chung là nó cung cấp dịch vụ web, mail, file server, …)
Máy chủ File (File Server): lưu trữ file ví dụ như Dropbox, Google Drive, Microsoft OneDrive.
Máy chủ in (Print Server): thường được dùng trong mạng nhỏ của doanh nghiệp
Lợi ích của server
Những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp khi sử dụng server:
- Quản trị nó trực tiếp hoặc từ xa một cách dễ dàng.
- Không tốn thêm chi phí nếu bạn cần tạo thêm nhiều site.
- Khả năng bảo mật của server cao, hạn chế được các cuộc tấn công mạng.
- Người sử dụng được cài đặt và cấu hình theo mong muốn riêng.
- Tài nguyên không bị hạn chế, tăng băng thông, không gian lưu trữ và đảm bảo cho một lượng lớn người truy cập cùng lúc.
- Không phải chia sẻ với những người dùng khác.
>> Truy cập ngay Chassis Server Là Gì? Có Những Loại Chassis Server Nào?
Khi nào cần sử dụng server?
Nó được sử dụng khi:
- Doanh nghiệp đủ lớn, đang chạy dự án ngắn hạn và có khả năng tài chính ngắn hạn.
- Doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ lượng dữ liệu lớn.
- Doanh nghiệp muốn chạy website nặng bằng việc mở rộng phần cứng đảm bảo đường truyền có tốc độ mạnh và muốn đặt máy ở Data Center đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, người dùng có thể mua hoặc thuê server.
>> Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng server cũ giá rẻ
Cách hoạt động của máy chủ – server
Được thực hiện bởi mô hình request – response (gửi yêu cầu – phản hồi), khi khách hàng gửi một yêu cầu đến server, qua một số thao tác nó sẽ gửi lại phản hồi cho khách hàng. Nó cần được cài đặt các ứng dụng theo mục đích sử dụng.
Ngoài ra uptime là cực kỳ quan trọng đối với server, các server không được thiết kế để tắt chúng phải luôn hoạt động 24/7. Tuy nhiên, đôi khi cần dừng hoạt động để phục vụ cho công tác bảo trì. Ngoài ra, nó cũng có thể dừng hoạt động vì các cuộc tấn công (ví dụ: tấn công DDoS, …)
Các hệ điều hành và tính năng của máy chủ
Các hệ điều hành thống trị giữa các máy chủ là các bản phân phối nguồn mở giống như UNIX, chẳng hạn như các hệ điều hành dựa trên Linux và FreeBSD, với Windows Server cũng có một phần đáng kể. Các hệ điều hành độc quyền như z / OS và macOS Server cũng được triển khai, nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều.
Các hệ điều hành hướng máy chủ chuyên nghiệp thường có các tính năng như:
- GUI không có sẵn hoặc tùy chọn
- Khả năng cấu hình lại và cập nhật cả phần cứng và phần mềm ở một mức độ nào đó mà không cần khởi động lại
- Phương tiện sao lưu nâng cao để cho phép sao lưu dữ liệu quan trọng trực tuyến thường xuyên và thường xuyên.
- Truyền dữ liệu trong suốt giữa các khối lượng hoặc thiết bị khác nhau.
- Khả năng kết nối linh hoạt và nâng cao.
- Các khả năng tự động hóa như daemon trong UNIX và các dịch vụ trong Windows.
- Bảo mật hệ thống chặt chẽ, với bảo vệ người dùng, tài nguyên, dữ liệu và bộ nhớ tiên tiến.
- Phát hiện và cảnh báo nâng cao về các điều kiện như quá nhiệt, bộ xử lý và lỗi đĩa.
Mục đích của server
Mục đích của server là dùng để chia sẻ dữ liệu cũng như chia sẻ tài nguyên và phân chia công việc, có thể phục vụ nhiều chương trình máy tính riêng của mình.
Tầm quan trọng của máy chủ
Sở hữu một máy chủ riêng sẽ chủ động trong việc quản lý và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào bên thứ 3.
Khả năng quản lý thông tin tối ưu, tránh được nguy cơ mất cắp dữ liệu, hạn chế được các cuộc tấn công qua mạng, các hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, không bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Tăng hiệu suất công việc, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Những chiếc PC thông thường đã không thể nào đáp ứng được hầu hết nhu cầu của dùng trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.
Ngoài ra, hầu hết các ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay thường được viết để có thể chạy trong hệ thống không có kết nối mạng. Chính vì vậy một máy tính bình thường khó có khả năng và sức mạnh để xử lý một khối lượng thông tin lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nên cần một máy chủ có tính ổn định và tốc độ xử lý cao sẽ mang lại sự thuận lợi cho các hoạt động.
Các bài viết liên quan:
- Cấu hình máy chủ và những điều cần biết về Server
- Những điều bạn cần biết về quản trị server
- Phần cứng máy chủ là gì? Cấu tạo của nó bao gồm những gì?
- Bí quyết chọn server máy chủ cho doanh nghiệp
Khoserver hy vọng thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về server, chúc bạn thành công nhé!
>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các dòng máy chủ Dell 14G và 15G mới tại Máy Chủ Việt
Có thể bạn quan tâm