0867.119.339

Icon Icon Icon
RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Kiến Thức Sản Phẩm

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

1967 31/03/2022

Ram là một linh kiện phần cứng không thể thiếu trong mỗi cấu hình máy chủ hay các laptop, PC thông thường ở nhà bạn. Vậy những thông số trên Ram nó thể hiện điều gì và tính năng của Ram sẽ giúp server hoạt động ra sao? Trong bài viết sau đây Khoserver sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho những điều thắc mắc trên.

Ram là gì?

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Ram được viết tắt của cụm từ (Random Access Memory) à một loại bộ nhớ khả biến cho phép đọc – ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả mọi thông tin lưu trên Ram chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Ram với nhiều cấu tạo và dung lượng khác nhau như DDR2, DDR3, DDR4, DDR5, HBM2, GDDR6.. Mỗi loại sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, nên tốc độ đọc và ghi dữ liệu cũng khác nhau. Thường thì đời sau sẽ được cập nhật công nghệ tốt hơn đời trước.

Ram được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các thiết bị điện tử như máy chủ, PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy in.

>> Xem thêm: Những thông tin mới nhất về Ram DDR6

Cấu tạo của Ram

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Ram ra đời từ khi xuất hiện những máy tính đầu tiên từ những năm 1940. Bộ nhớ lõi từ được cấu tạo dựa vào một loạt các vòng từ hóa. Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ và sự cải tiến trong sản phẩm, Ram được thiết kế với nhiều chi tiết nhỏ gọn kết hợp lại với nhau, bao quanh là các chip nhớ điện trở và tụ điện với chức năng ổn định điện áp và chính xác cho các chip nhớ.

Chi tiết đến từ các bản mạch in của Ram với nhiều lớp đồng khác nhau thường có từ 6 lớp đến 8 lớp tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm qua lớp cắt ngang. Các lớp đồng này kết nối với nhau dựa trên quy trình sản xuất mạch in phản ứng hóa học phức tạp.

Về phần chân cắm của Ram được mạ vàng để tăng khả năng dẫn truyền dữ liệu và chống tác tác hại của oxy hóa.

Chức năng của Ram

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Ram có một tính năng không ổn định đó là không thể lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào một cách vĩnh viễn.

Ram chỉ được so sánh với một bộ nhớ ngắn hạn của một người và ổ đĩa cứng với bộ nhớ dài hạn của một người. Bộ nhớ ngắn hạn này được tập trung vào công việc ngay lập tức, nhưng nó chỉ có thể giữ một số lượng hạn chế cá sự kiện trong bất kỳ lúc nào. Khi trí nhớ ngắn hạn của một người được lấp đầy, nó có thể làm việc được với các sự kiện được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn của não bộ.

Ram cũng vậy nó cũng hoạt động theo cơ chế giống như não bộ người, khi Ram đầy, bộ xử lý máy tính phải liên tục vào đĩa cứng để phủ dữ liệu cũ trong Ram với dữ liệu mới. Chính quá trình này là một trong những lý do làm chậm hoạt động của máy tính.

>> Xem thêm: Cách bạn phân biệt giữa GDDR Ram và DDR Ram

Nguyên lý hoạt động của Ram

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Nhắc đến quá trình làm việc của Ram chính là nhắc đến công dụng của thiết bị này. Ram sẽ kết hợp với bộ nhớ máy tính nhằm điều khiển, truy cập và sử dụng các dữ liệu.

Khi dữ liệu được chuyển từ CPU đến Ram để lưu trữ tạm thời ở đó, vùng nhớ của Ram đã bị chiếm đóng trước đó sẽ được hoàn trả lại khi người dùng tắt các ứng dụng, tắt máy tính. Bộ nhớ của Ram đủ lớn để lưu trữ nhiều dữ liệu khác nhau nhưng vẫn có giới hạn nhất định.

Chi tiết hơn chính là khi chúng ta mở một ứng dụng bất kỳ trên một thiết bị điện tử, dữ liệu của phần mềm sẽ được truyền từ ổ cứng và lưu trữ tại Ram, lúc này CPU sẽ trực tiếp truy xuất và lấy dữ liệu từ Ram để hiển thị và đáp lại các thao tác của người dùng.

Các loại RAM phổ biến

SDRAM

Cuối 1996, SDRAM (từ viết tắt của Synchronous Dynamic Random Access Memory) hay còn gọi là SDR SDRAM (từ viết tắt của Single Data Rate SDRAM) được ra mắt trong hệ thống máy tính thế giới. Nó được tạo nên để đồng bộ thời gian của bộ xử lý và bộ điều khiển bộ nhớ nắm được chu kỳ xung nhịp. Do đó, bộ xử lý sẽ không còn tốn quá nhiều thời gian cho việc chu kỳ truy cập bộ nhớ và nâng cao tốc độ xử lý của nó.

Ngoài ra, I/O, internal clock và bus clock được xem là như nhau, chẳng hạn PC133 có internal clock và bus clock ngang bằng nhau là 133MHz. SDR (Single Data Rate) có thể được hiểu là tốc độ dữ liệu đơn nên nó có thể đọc ghi 1 lần/chu kỳ xung. Do đó, loại RAM này sở hữu tốc độ xung nhịp cao hơn bộ nhớ thường.

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

DDR SDRAM

DDR (viết tắt của Double Data Rate) là loại RAM được cải tiến từ SDR. Nó sở hữu tốc độ truyền tải cao hơn SDR tận 2 lần và không tăng tần số xung nhịp.

Đây là bộ nhớ DDR thế hệ đầu tiên, có bộ đệm tìm nạp trước là 2 bit. Tốc độ truyền của nó khoảng 266 – 400 MT/s. DDR266 và DDR400 thuộc thế hệ bộ nhớ DDR này.

DDR2 SDRAM

DDR2 (Double Data Rate Two SDRAM – SDRAM tốc độ dữ liệu kép 2) chính là thế hệ hai của DDR. Nó có tốc độ bus gấp đôi tốc độ xung nhờ tín hiệu bus đã được nâng cấp. Prefetch buffer của loại RAM này là 4 bit (gấp đôi DDR). Nó sở hữu tốc độ xung nhịp từ 133 – 200 MHz và tốc độ truyền là 533 – 800 MT/s, tín hiệu bus I/O được cải tiến rõ rệt. Trong đó, bạn có thể thấy DDR2 533 và DDR2 800 thuộc thế hệ RAM này được sử dụng phổ biến.

DDR3 SDRAM

Bộ nhớ DDR3 (viết tắt của Double Data Rate Three SDRAM) có mức tiêu thụ điện năng giảm 40% so với mô-đun DDR2. Vì vậy, điện áp và dòng điện hoạt động thấp hơn. DDR3 có tốc độ truyền rơi vào 800 – 1600 MT/s, prefetch buffer là 8 bit. Nó còn thêm 2 tính năng như là ASR (viết tắt của Automatic Self-Refresh) và SRT (viết tắt của Self-Refresh Temperature), có thể kiểm soát tốc độ làm mới tùy nhiệt độ thay đổi.

DDR4 SDRAM

DDR4 SDRAM (Double Data Rate Fourth SDRAM) có điện áp thấp hơn (1.2V), tốc độ truyền khá cao 2133 – 3200MT/s. Nó tích hợp 4 công nghệ Bank Group mới hoạt động độc lập và bổ sung thêm một số chức năng hữu ích khác như DBI (Data Bus Inversion), CRC (Cyclic Redundancy Check) và CA parity nên nó giúp tăng cường tính toàn vẹn tín hiệu và cải thiện tính ổn định. Hơn nữa, nó có thể xử lý 4 dữ liệu/chu kỳ xung nhịp.

DDR5

DDR5 chính là thanh RAM DDR thế hệ 5. Nó có thể giảm mức tiêu thụ điện năng so với DDR4 với băng thông cùng dung lượng gấp đôi DDR4. Với ưu điểm điện năng thấp, băng thông cao, tài nguyên lưu trữ khủng đã khiến cho loại RAM này được người dùng thích nhất trong các loại RAM.

Các thông số trên Ram

Dung lượng: Dung lượng Ram hiện nay được tính bằng GB, tối thiểu là 4GB và có thể được nâng cấp đến 16GB cho PC thông thường. Còn đối với server thì dung lượng có thể lên đến 1.5TB.

Độ trễ: Đây chính là khoảng thời gian bạn phải chờ đến khi Ram trả lại cho bạn dữ liệu bạn cần tìm.

Các loại Module: Với công nghệ ngày càng phát triển như ngày nay, Ram được sản xuất với 2 loại module như sau:

  • SIMM (viết tắt của Single In-line Memory Module)
  • DIMM (viết tắt của Dual In-line Memory Module)

Bus của Ram: Nó là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu trong Ram, với số bus càng lớn thì dữ liệu được lưu trữ càng nhiều. Chúng ta có thể tính tốc độ đọc trong 1 giây như sau:

Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8

Trong đó:

• Bandwidth: là băng thông bộ nhớ, Ram có thể đọc trong 1 giây (được tính bằng MB/s). Tuy nhiên, con số được tính phía trên chỉ là lý thuyết, thực tế thì nó không thể vượt qua số được tính ra.

• Bus speed: hay còn gọi là Bus Ram – tốc độ dữ liệu được xử lý trong Ram ở một giây.

• BUS Width: chính là chiều rộng của bộ nhớ. Chẳng hạn Ram DDR3 và Ram DDR4 có chiều rộng cố định là 64.

>> Nếu bạn quan tâm đến dung lượng bộ nhớ Ram thì hãy Tìm hiểu về cách thức đo lường bộ nhớ của RAM

Các câu hỏi thường gặp về Ram

Cần bao nhiêu dung lượng Ram?

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Câu hỏi cần bao nhiêu dung lượng Ram là đủ chính là câu hỏi thường gặp nhất của tất cả người dùng. Thật ra việc sử dụng bao nhiêu dung lượng còn phụ thuộc vào nhu cầu và tính chất công việc của bạn là gì. Với dung lượng Ram cho laptop tối thiểu là 4GB với nhu cầu làm việc văn phòng, lướt trang web và nghe nhạc.

Hoặc với nhu cầu sử dụng cho các công việc chuyên nghiệp, đặc thù như thiết kế đồ họa thì dung lượng Ram khoảng 16GB, 32GB, 64GB,…

>> Nếu bạn có nhu cầu thiết kế đồ họa và muốn sở hữu dòng máy hiệu năng với giá rẻ thì hãy tham khảo bài viết Có nên mua workstation cũ không?

Cần quan tâm gì khi chọn Ram?

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Trước khi mua, bạn nên chú ý 3 điều sau đây để chọn cho mình thanh Ram phù hợp nhu cầu, hiệu quả nhất nhé.

Loại Ram laptop sử dụng: Khi chọn một thành Ram, bạn cần xem lại máy của mình hỗ trợ Ram khoảng bao nhiêu, bus cao nhất bao nhiêu và mainboard (bo mạch chủ) hỗ trợ Ram nào?

Các loại Ram hiện nay trên thị trường: Bạn nên xem máy của mình sử dụng thanh Ram loại nào, chẳng hạn như máy bạn đang sử dụng loại Ram DDR thì bạn nên sử dụng cùng loại để đảm bảo độ ổn định của máy cũng như nâng cao hiệu suất một cách tốt nhất.

Số lượng Ram: Khi bạn muốn sử dụng 4GB Ram thì bạn nên gắn 2 thanh bộ nhớ Ram (mỗi thanh 2GB). Tùy hệ điều hành và chương trình của mày mà bạn sử dụng dung lượng từ 2-4 GB.

Nên chọn Ram hãng nào?

RAM là gì? Bộ nhớ RAM có những chức năng gì?

Ngoài những lưu ý kể trên thì việc chọn cho mình Ram từ hãng uy tín chính là yếu tố cốt lõi cho việc sở hữu thanh Ram chất lượng. Bạn có thể chọn Ram của nhà sản xuất như Samsung, Crucial, Kingston, Corsair, G.SKIL,… Đa số thanh Ram đều được nhà sản xuất bảo hành đến 3 năm và mức giá Ram trên laptop cũng không chênh lệch nhiều giữa những nhà sản xuất nổi tiếng này.

>> Mời bạn tham khảo ngay các Ram cũ giá rẻ của Khoserver

Trên đây là thông tin về Ram mà bạn cần biết trước khi quyết định mua. Khoserver hy vọng thông tin trên có thể chọn cho mình thanh Ram phù hợp nhất!

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339