0867.119.339

Icon Icon Icon
Socket CPU là gì? Nên chọn CPU socket nào hiện nay?

Tin Công Nghệ

Socket CPU là gì? Nên chọn CPU socket nào?

1054 23/03/2022

Socket CPU là phần thông số để người dùng có thể check và lựa chọn combo cấu hình máy chủ tương thích. Và những con số đó là gì, qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho chúng. Nếu bạn chưa nắm rõ về CPU, bạn có thể đọc qua bài CPU Server là gì? trước khi tìm hiểu Socket CPU nhé. 

Socket CPU là gì?

Khi bạn có mainboard, nhiệm vụ của bạn là phải khiến nó được gắn vào CPU sao cho quá trình vận hành được hoàn hảo. Lúc này, bạn cần có Socket CPU để thực hiện nhiệm vụ kết nối. Có thể hiểu đơn giản là, Socket CPU là ổ cắm tiếp xúc giữa bo mạch chủ và bộ xử lý , giúp CPU không bị xê dịch khi sử dụng. Tác dụng chính của nó là cố định CPU trên mainboard, không để nó rời khỏi vị trí có sẵn.

socket cpu là gì?

Ngoài tác dụng vật lý này thì Socket còn có công dụng là tạo ra sự kết nối giữa mainboard và CPU. Nó đóng vai trò là bộ phận cần thiết nhất và cũng là duy nhất có thể kết nối hai linh kiện này và giúp truyền tải dữ liệu. Bên cạnh đó, các bộ phận khác cũng có thể tiếp xúc với nhau để hoạt động, hỗ trợ nhau.

Nhiều nhà sản xuất đã tiến hành cho ra đời các loại chân cắm chuẩn cho từng sản phẩm CPU để giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn khi mua sắm. Trong đó phải kể đến CPU Intel, CPU AMD Ryzen là hai thương hiệu đi đầu về lĩnh vực này.

Hai nhà sản xuất Socket CPU lớn nhất thị trường

AMD và Intel là 2 nhà sản xuất chip lớn nhất hiện nay, và thực tế trên thị trường tôn tại khá nhiều loại Socket CPU nhưng không phải dòng nào cũng tốt. Qua những phân tích về đặc trưng của sản socket từ phía 2 nhà sản xuất này bạn sẽ hiểu tại sao chúng được ưa chọn nhiều nhất hiện nay.

Intel

Intel là thương hiệu linh kiện điện tử đã quá quen thuộc với người tiêu dùng tại Việt Nam và trên thế giới. Tận dụng tất cả những thế mạnh mình đang có, các chuyên gia Intel đã cho ra đời sản phẩm Socket CPU vô cùng ấn tượng với nhiều đặc điểm nổi bật.
LGA theo nhà sản xuất là chuẩn Socket với số lượng chân cắm phù hợp với nhiều bộ xử lý và bo mạch chủ. Các đời CPU từ thương hiệu này từ thế hệ core i3 đến core i10 sẽ tương thích với những sản phẩm trên. Chẳng hạn, Socket CPU LGA 1200 sẽ thích hợp với CPU thế hệ core i10. Người sử dụng CPU thế hệ core i9 thì nên sử dụng LGA 1151.

>> Tại đây, chúng tôi giúp bạn tìm hiểu về các đặc tính của CPU Intel

Hai nhà sản xuất Socket CPU lớn nhất thị trường
AMD

Tương tự với Intel, AMD cũng có loại Socket với chân cắm chuẩn được ký hiệu là PGA. Đây cũng là đặc điểm để người tiêu dùng phân biệt và mua sắm phù hợp với nhu cầu. Các thế hệ Socket CPU phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay của AMD gồm: AM4, TR4, FM1, FM2, 462, 940, 754, 939, 941. PGA cũng là tiêu chuẩn được đặt tên dựa vào số lượng chân nổi, nghĩa là tên gọi bao nhiêu sẽ có bấy nhiêu lỗ cắm.

>>> Tham khảo các dòng CPU cũ giá rẻ tại Khoserver

Những loại Socket CPU phổ biến nhất trên thị trường điện tử

Từ hai thương hiệu lớn là AMD và Intel, chúng ta sẽ có bốn loại Socket CPU phổ biến nhất là LGA, PGA, ZIF và BGA. Mỗi loại sẽ có kích thước, thiết kế và độ tương thích với CPU riêng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Đặc điểm cơ bản của từng loại sản phẩm này được thống kê như sau:

Socket PGA

PGA (Pin Grid Array) là dòng socket có kiểu dáng hình vuông đặc trưng, kết nối với CPU thông qua hệ thống lỗ chân cắm sẵn có trên socket. Mỗi CPU tương thích socket PGA cũng được thiết kế chân cắm để kết nối với ổ cắm trên PGA một cách dễ dàng nhất. Thông thường, để kết nối hai linh kiện này với nhau, người dùng sẽ thực hiện thao tác nhấn nhẹ CPU xuống socket PGA

Socket LGA

Điểm đặc trưng của socket LGA (Land Grid Array) là dòng sản phẩm này thường được nhà sản xuất tích hợp trực tiếp vào mainboard. Khi cần, người dùng chỉ lựa CPU máy tính với các khe cắm có đầu nối tương thích với socket LGA. Nhờ được gắn thẳng vào bo mạch chủ, socket LGA có độ bền tốt hơn so với socket PGA.

Socket BGA

Sự khác biệt của socket BGA (Ball Grid Array) nằm ở việc đây là một phiên bản khác của socket PGA, tuy nhiên phần chân cắm và ổ cắm của BGA được hàn vào socket để hạn chế trường hợp hư hại các chân cắm riêng lẻ, từ đó giảm thiểu tình trạng hư hại hoặc ngăn ngừa biến dạng CPU khi sử dụng.

Socket ZIF

Socket ZIF (Zero Insertion Force) là một bản nâng cấp khác của dòng socket PGA, được xây dựng để tích hợp thêm chân nối trên CPU. Khi sử dụng socket ZIF, bạn chỉ cần đặt CPU một cách nhẹ nhàng lên socket rồi khóa lại thông qua cơ chế thanh đòn bẩy.

Nên chọn CPU socket nào?

Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, bạn nên chọn CPU socket LGA 1151 nếu muốn xây dựng bộ PC với chip xử lý Intel. Còn nếu bạn có kế hoạch sử dụng chip do AMD sản xuất thì hãy lựa chọn các dòng CPU socket AM4 mới để tiện cho việc nâng cấp CPU sau này.

Các bài viết liên quan về CPU:

Nên làm gì nếu CPU tăng cao bất thường hoặc CPU quá nóng?

Nhân CPU và luồng CPU là gì?

CPU Tray là gì? Phân biệt CPU hàng Box và hàng Tray

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339