0867.119.339

Icon Icon Icon
Thumbnails- khác nhau hdd server vs sdd server

Kiến Thức Sản Phẩm

So sánh sự khác nhau ổ cứng HDD server và SSD server

1255 23/06/2022

Ổ cứng chính là linh kiện vô cùng quan trọng của server vì tất cả các dữ liệu, thông tin quan trọng của tổ chức/doanh nghiệp đều nằm trọn trong đó. Ngày nay, có 2 loại ổ cứng thường được sử dụng cho server chính là HDD server SSD server. Để lựa chọn đúng với nhu cầu sử dụng, Khoserver mời bạn đọc bài viết so sánh sự khác nhau của ổ cứng HDD server và SSD server sau đây!

Ổ cứng HDD và SSD là gì?

So sánh sự khác nhau ổ cứng HDD server và SSD server

Ổ cứng HDD (được viết của từ Hard Disk Drive) server chính là loại ổ cứng truyền thống được sử dụng từ xưa đến nay. Dữ liệu/thông tin được lưu trên bề mặt phiến tròn (chất liệu bằng nhôm, thủy tinh hay gốm) và được phủ bên trên là vật liệu từ tính. Nó là loại bộ nhớ “non-volatile”, cấu trúc được phân thành 3 phần như track (được gọi là rãnh từ), sector (được gọi là cung từ) và cluster (hay còn gọi là liên cung).

>> Bạn có thể sẽ muốn biết Ổ cứng HDD server (máy chủ) có khác gì so với HDD PC không?

So sánh sự khác nhau ổ cứng HDD server và SSD server

Ổ cứng SSD (được viết tắt của từ Solid State Drive) server là loại ổ cứng được thiết kế với thể rắn và được tạo từ các chip nhớ không thay đổi (Non-volatile). Tất cả dữ liệu được ghi và lưu trên các chip flash nên dữ liệu được truy xuất vô cùng nhanh chóng. Dù ổ cứng SSD có bị phân mảnh sau quá trình sử dụng thì thời gian truy xuất dữ liệu cũng vô cùng nhanh.

So sánh server HDD với server SSD

Tuổi thọ ổ cứng

  • HDD server: là thiết bị cơ điện tử nên khi dùng thời gian dài thì phần cơ sẽ bị hao mòn dần. Bởi vì vậy, nó sẽ dễ gây ra sự cố ngoài ý muốn và HDD server có thời gian sử dụng tối ưu nhất khoảng 4 năm.
  • SSD server: sở hữu các chip nhớ flash với khả năng ghi nhớ vô cùng hiệu quả, nhanh chóng. Với chip nhớ flash thông thường sẽ có 300.000 lần ghi và xóa, còn đối với chip nhớ flash tốt nhất sẽ có thể ghi và xóa 1.000.000 lần. Hiện nay, các nhà sản xuất còn dùng rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao tuổi thọ của SSD nên tuổi thọ của SSD khá dài.

>> Có thể bạn quan tâm đến Tuổi thọ ổ cứng SSD và HDD bao lâu, loại nào tốt bền hơn?

Kích thước ổ cứng

Bên cạnh tuổi thọ thì kích thước ổ cứng cũng khá quan trọng giúp bạn chọn cho mình ổ cứng với kích thước phù hợp nhất.

– Kích thước ổ cứng server HDD:

  • HDD có kích thước 2.5 inch thường được dùng cho các mẫu laptop hay máy tính cá nhân.
  • HDD có kích thước 3.5 inch thì được dùng cho các máy tính bàn hay máy trạm (workstation) có nhu cầu lưu trữ lớn.
  • HDD có kích thước 5.25 inch được sử dụng cho các máy tính thế hệ trước đây và nó có dung lượng thấp và hiệu năng cực thấp nên nó đã được ngừng sản xuất trên thị trường.

– Kích thước ổ cứng server SSD khá nhẹ và dễ dùng hơn HDD server bởi vì SSD được sản xuất nhằm thay ổ cứng HDD server.

  • SSD có kích thước 5.25 inch và nó được dùng cho các máy tính thế hệ trước đây. Hiện nay, loại ổ cứng này đã ngừng sản xuất bởi vì dung lượng quá thấp và hiệu suất quá kém.
  • SSD có kích thước 3.5 inch được dùng cho các dòng máy chủ (server), máy trạm (workstation) và máy tính cá nhân.
  • SSD có kích thước 2.5 inch được sử dụng cho các mẫu laptop ngày nay.
  • SSD có kích thước 1.8 inch hay kích thước nhỏ hơn thường được dùng cho các máy kỹ thuật số PC card hay các thiết bị các nhân.
  • SSD có kích thước 1.0 inch phù hợp và được dùng cho các thiết bị cực kỳ nhỏ (micro device).

Mức độ tin cậy

So sánh sự khác nhau ổ cứng HDD server và SSD server

HDD server: rất dễ xảy ra lỗi cơ khí, các phiến đĩa bị hỏng hóc sau khi sử dụng trong thời gian dài bởi vì nó hoạt động nhờ vào việc đọc và ghi trên đĩa quay.

So sánh sự khác nhau ổ cứng HDD server và SSD server

SSD server: lại trái lại với HDD server khi nó không hoạt động cơ nào nên việc hỏng hóc gây mất dữ liệu là hoàn toàn không có. Hơn nữa, nó có thể lưu tất cả các dữ liệu dù trong điều kiện khắc nghiệt nhất như trong nhiệt độ -69 độ đến +95 độ.

Khả năng tiêu thụ điện năng

Bởi vì SSD server không cần dịch chuyển các đầu trọc đọc ghi, quay các phiến đĩa nên SSD server có mức tiêu thụ điện thấp hơn HDD server 30% – 60% và tiết kiệm điện năng từ 6W – 10W. Từ đó, SSD server chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc lưu trữ dữ liệu/thông tin cho doanh nghiệp, thậm chí là tiết kiệm chi phí khi không cần sử dụng đến hệ thống tản nhiệt và làm mát.

Tốc độ hoạt động của ổ cứng

  • HDD server: hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học để quay đĩa từ nên nó sẽ tốn 1 – 3 giây để hoạt động. Thời gian truy cập dữ liệu từ 5 – 10 mili giây.
  • SSD server: không chuyển động như HDD mà đây là ổ cứng điện tử nên tốc độ hoạt động nhanh hơn HDD. Thời gian truy xuất của SSD server sẽ tốn 3.5 – 10 micrô giây (nhanh hơn trăm lần HDD server).

Giá cả của ổ cứng

So sánh sự khác nhau ổ cứng HDD server và SSD server

Với những tính năng hiện đại và vượt trội của ổ cứng SSD server thì nó có giá thành khá cao so với HDD server. Do đó, SSD server chỉ thật sự phù hợp với đối tượng sử dụng trong quân sự hay các ngành công nghiệp yêu cầu độ an toàn dữ liệu cao. Còn HDD server vẫn được sử dụng với đối tượng cá nhân không yêu cầu quá nhiều về dung lượng hay độ an toàn dữ liệu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng từng nhận định rằng trong tương lai thì khoảng cách giá thành của HDD server và SSD server sẽ được thu hẹp lại.

>> Bạn có thể tham khảo các ổ cứng HDD giá rẻổ cứng SSD cũ

Trên đây là thông tin so sánh 2 loại ổ cứng HDD server và SSD server về: tuổi thọ, kích thước, độ tin cậy, khả năng tiêu thụ điện năng, tốc độ hoạt động và giá thành. Khoserver hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn cái nhìn toàn diện nhất và có thể giúp bạn chọn cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan như:

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867119339