Kiến Thức Sản Phẩm
Sự khác nhau giữa CPU máy chủ và CPU PC là gì?
Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc về sự khác nhau giữa CPU máy chủ và CPU pc. Mục đích của CPU cho 2 loại này khác biệt như thế nào và có thể thay thế cho nhau được không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp đến bạn những thắc mắc trên. Nhưng trước khi giải đáp thì chúng ta cùng điểm lại vài điều cơ bản nhé!
Tìm hiểu chi tiết cpu máy chủ qua bài viết: CPU máy chủ là gì? Những đặc điểm nổi trội bạn cần biết
Mục lục
Tổng quan về CPU
Cpu viết tắt của “Central Processing Unit” là bộ xử lý trung tâm của máy, hay chúng ta có thể hiểu đơn giản cpu là bộ não của máy chủ, pc. Nó điều khiển hầu hết các thành phần có trong máy chủ, pc. Toàn bộ các lệnh từ phần mềm và phần cứng chạy trên máy đều được CPU xử lý.
Đối với hãng Intel, các dòng CPU máy chủ phổ biến là dòng CPU Xeon, còn các dòng CPU dành cho pc gồm Atom, Celeron, Pentium, Core Duo, Core i3, Core 5, Core i7…
Xem thêm:
Điểm khác biệt cấu tạo giữa cpu máy chủ và pc
Số nhân/số luồng
CPU càng nhiều nhân, thì tốc độ xử lý càng mạnh. Các CPU dành cho pc thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, hay ít thấy như 6 nhân. CPU cho máy chủ có chip 8 nhân trở lên (CPU đa nhân). Nên CPU máy chủ hoạt động mạnh hơn bởi vì được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc nặng nhanh hơn bình thường.
Ngoài ra, các CPU máy chủ còn sử dụng công nghệ “siêu phân luồng” giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.
Xem thêm: Nhân CPU và luồng CPU là gì?
Bộ nhớ cache
Bộ nhớ cache hay còn gọi là bộ nhớ đệm, nó đóng vai trò như là một nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý. Do dữ liệu được đọc từ cache nhanh hơn từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng cũng sẽ tăng đáng kể.
Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, từ đó tốc độ hệ thống nhanh hơn. Thực tế, cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các pc. Thông thường cache máy chủ là 24MB (Xeon E7) và cache trên các pc là 6MB (core i7).
Speed (tốc độ xử lý), xung nhịp
Tính chất của máy chủ là hoạt động liên lục, không nghỉ nên đây là lý do tại sao CPU máy chủ có xu hướng chạy ở tốc độ xung nhịp trung bình trên mỗi lõi thấp hơn so với các pc, máy tính để bàn. Tốc độ xung nhịp thấp hơn mà chúng tạo ra kết hợp với số lượng lõi cao hơn cho phép CPU máy chủ chạy song song nhiều luồng hơn.
CPU pc có tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng tức thời hơn. Tuy nhiên, do xung nhịp cao nên CPU pc dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU của máy chủ.
Socket và bo mạch chủ
Bộ xử lý CPU pc của máy chủ lớn hơn nhiều so với pc nên có socket cpu (ổ cắm) đặc biệt hơn. Bo mạch chủ máy chủ có một số thành phần mà pc thông thường không có, như giao diện Gigabit Ethernet lớn hơn, bộ thu phát SFP cho phép sử dụng kết nối cáp quang, cổng SAS để kết nối đĩa trong máy chủ,…
Điểm khác biệt tính chất giữa cpu máy chủ và pc
Tính năng tiết kiệm điện
Với CPU máy chủ dựa trên nền tảng CPU Xeon, lượng điện năng tiêu thụ trên máy được tối ưu. Nhưng đối với một người dùng pc thì tính năng này có thể không quan trọng, tuy nhiên đối với máy chủ hoạt động liên tục thì mức hao phí điện năng hằng ngày là một con số khá lớn, điều này thường là mối bận tâm của các doanh nghiệp.
So với CPU pc thì CPU máy chủ còn nhiều tính năng vượt trội khác như: tính khả dụng, khả năng bảo trì, và tính bảo mật …
Đối tượng sử dụng
Với những dòng cpu pc thường sử dụng cho máy tính bàn hoặc máy tính xách tay không yêu cầu độ ổn định cao. Còn cpu cho server, workstation hướng tới đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp cần khả năng hoạt động 24/7 và có tính ổn định cao. Cụ thể cpu Xeon E5 thường được dung cho các máy chủ cỡ vừa và cũng là bộ xử lý dựa trên kiến trúc Haswell của Intel.
Quá trình phát triển dài
CPU server sẽ được đưa qua tất cả các bài thử nghiệm ở điều khiện khó khăn nhất trước khi được thương mại hóa và bán ra thị trường. Như điều kiện nhiệt độ cao, điều kiện môi trường nghiêm ngặt, chịu tải tính toán cao. Và vì thời gian để phát triển dài hơn nên chi phí dành cho CPU của Server sẽ cao hơn. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí bạn có tham khảo CPU server cũ giá rẻ, chất lượng đó cũng là lựa chọn phù hợp.
Độ tin cậy cao
CPU máy chủ luôn được thiết kế với độ ổn định và tính tin cậy rất cao. Ví dụ, CPU trên pc chỉ có thể lắp 1 cái, khi bị lỗi bởi một lý do nào đó, thì toàn bộ hệ thống sẽ không thể hoạt động được nữa. Còn với CPU của server luôn có dual cpu (2 CPU để hỗ trợ lẫn nhau) nên có khả năng chống chịu lỗi. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa việc bị crash hoặc tắt máy khi có sự cố.
Hỗ trợ Ram ECC có khả năng tự sửa lỗi
CPU máy chủ có hỗ trợ Ram ecc như một biện pháp phòng ngừa bổ sung để ngăn chặn CPU máy chủ bị lỗi. CPU máy chủ kiểm tra xem dữ liệu đã được xử lý chính xác chưa. Trong trường hợp xảy ra lỗi, thì ram ecc sẽ giúp sửa lỗi để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của thiết bị.
Công nghệ này được gọi là Error Code Correction (ECC). Trong một số ít máy pc cũng có công nghệ ECC nhưng nó không được xác thực như ở trên cpu của server. Nên các bạn kiểm tra kĩ tính năng này đầu tiên nếu muốn chọn một bộ pc hoạt động 24/7.
Khả năng xử lý lớn hơn
CPU của server được thiết kế với các bus hoạt động với băng thông lớn hơn rất nhiều. Nên nó có thể xử lý được nhiều dữ liệu hơn và ngoài bộ nhớ ra thì còn rất nhiều các thiết bị khác trong hệ thống.
Tuổi thọ
Các CPU máy chủ được thiết kế để hoạt động hết công suất 24/7. Người dùng nhận thấy rằng, tuổi thọ của CPU máy chủ còn cao hơn so với CPU dành cho pc bởi chúng được chế tạo để hoạt động liên tục với các tác vụ nặng, khối lượng công việc lớn và hoạt động trong thời gian dài không nghỉ.
CPU server và pc có thay thế cho nhau được không?
Vì đặc tính của CPU máy chủ là hoạt động liên tục nên nó có cấu tạo đặc biệt hơn CPU pc. Nên CPU pc sẽ không thay thế được CPU cho máy chủ. Nhưng ngược lại, CPU máy chủ có thể thay thế được CPU cho PC với điều kiện các dòng pc sử dụng mainboard có socket hỗ trợ CPU đó.
Ví dụ: vỏ pc có gắn main supermicro x10 DRL thì sẽ gắn được CPU server v3 v4 (E5 2680v3 or v4). Main B365 chỉ gắn được các dòng CPU core i hay celebron, chứ không gắn được CPU server.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa ram máy chủ và ram thường là gì? (ram ECC vs ram Non-ECC)
Hy vọng qua bài viết này giúp các bạn có thể hiểu thêm về sự khác nhau giữa CPU server và CPU pc, bên cạnh đó có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi cần lựa chọn mua máy chủ kể cả máy chủ đã qua sử dụng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm.
Có thể bạn quan tâm